Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 30/04/2024 | 01:21 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hợp Tác Quốc Tế

EC kêu gọi các quốc gia thành viên khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng

15/04/2024
Châu Âu đang đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu, đầu tiên là bắt đầu bằng việc Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo giới chuyên gia, cuộc khủng hoàng này là bằng chứng về sự mong manh của hệ thống năng lượng châu Âu hiện tại, đồng thời đặt ra câu hỏi về những rủi ro khi châu Âu hầu như chỉ phụ thuộc vào một quốc gia nhập khẩu khí đốt duy nhất là Nga.
Phân tích dữ liệu trong quý III/2023 cho thấy, châu Âu vẫn phụ thuộc 16% vào khí đốt của Nga ở trạng thái khí và phụ thuộc 8,8% vào khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG). Để so sánh, ví dụ như trong năm 2020, 41% khí đốt của châu Âu được nhập khẩu từ Nga, 27% từ Algeria và 9% từ Azerbaijan. Tuy nhiên, hiện nay Na Uy đã trở thành nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất tại châu Âu, trong khi Mỹ dẫn đầu về LNG.
Các quốc gia châu Âu đang lên kế hoạch để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu. Ảnh: AP
Trong khi đó, dữ liệu từ Cơ quan thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat) cho thấy sự tăng trưởng về việc xuất khẩu LNG của Nga sang châu Âu trong những năm qua từ 15 tỷ mét khối LNG vào năm 2020 lên gần 18 tỷ mét khối LNG vào năm 2023.
Trước thực trạng đó, Ủy ban châu Âu (EC) đã kêu gọi các quốc gia thành viên khắc phục cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay bằng cách đầu tư vào các dự án có lợi ích chung nhằm tăng cường khả năng tái khí hóa từ LNG. Hội đồng châu Âu ước tính, công suất nhập khẩu LNG ở châu Âu dự kiến sẽ tăng thêm 30 tỷ mét khối nữa vào năm 2024.
Các nguồn năng lượng mà Liên minh châu Âu (EU) dự định đầu tư là gió, quang điện, địa nhiệt, sinh khối, khí sinh học và hydro. Theo đó, EC có kế hoạch đồng đầu tư cho một đường ống dẫn khí đốt mới, được gọi là Eastmed Poseidon, sẽ kết nối các mỏ của Israel với các mỏ của Italia.
Ngoài việc phân bổ nguồn tài chính khổng lồ, EC còn đang ký kết các thỏa thuận với khu vực tư nhân, chủ yếu là các công ty trong các lĩnh vực như sản xuất pin và chất bán dẫn. Từ góc độ an ninh năng lượng, EU cần phải đầu tư nhằm đa dạng hóa các nguồn năng lượng và nhà cung cấp, cũng như tạo ra các nguồn dự trữ chiến lược.
Theo Báo Công Thương  

Cùng chuyên mục

FPT hợp tác với USAID thúc đẩy triển khai năng lượng sạch

29/04/2024

Tập đoàn FPT vừa ký kết các thỏa thuận hợp tác với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua chương trình Năng lượng phát thải thấp Việt Nam II (V-LEEP II), nhằm mục tiêu hỗ trợ FPT thiết lập kế hoạch đạt Net Zero vào năm 2040.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151