Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 12/09/2024 | 12:48 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang khai trương gian triển lãm chuỗi giá trị hydro xanh của Petrovietnam tại Techconnect and Innovation Viet Nam 2023

30/09/2023
​Chiều ngày 29/9, tại Quảng Ninh, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Triển lãm Kết nối công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2023 (Techconnect and Innovation Viet Nam 2023). Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) là đơn vị đồng hành cùng sự kiện này.
Tham dự lễ khai mạc triển lãm có Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt; Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương, tỉnh Quảng ninh và gần 200 doanh nghiệp tham dự triển lãm.
Về phía Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có ông Lê Ngọc Sơn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn; ông Trần Quang Dũng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Đảng ủy, Trưởng Ban Truyền thông và Văn hóa Doanh nghiệp Tập đoàn; ông Triệu Quốc Tuấn - Thành viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Khí Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng lãnh đạo Bộ KH&CN và tỉnh Quảng Ninh khai trương gian triển lãm chuỗi giá trị hydro xanh của Petrovietnam
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nhấn mạnh, KHCN và đổi mới sáng tạo là nền tảng để đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững. Trong đó chiến lược được tập trung hoàn thiện với nhiều quy định tiến bộ và đổi mới, thực sự đồng hành và thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và địa phương.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký phát biểu tại triển lãm cũng cho biết trong các trụ cột phát triển kinh tế, KHCN được địa phương kỳ vọng mang lại đột phá. Theo đó, địa phương đã chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ nâu sang xanh, phát triển hiệu quả tiềm lực, hạ tầng, kiến tạo hành lang, phát triển kinh tế vùng và nội vùng song song với văn hóa.
Phó Tổng Giám đốc Petrovietnam Lê Ngọc Sơn thay mặt lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là diễn giả mở màn phiên tham luận với chủ đề "Đổi mới công nghệ, chuyển dịch năng lượng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước".
Theo đó, ông Lê Ngọc Sơn đã giới thiệu với các đại biểu bằng các dẫn chứng của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tác động của KHCN đến hành vi khách hàng thay đổi liên tục và thời gian phát sinh nhu cầu mới ngày một ngắn lại, đặc biệt từ sau đại dịch Covid-19, khiến cho việc cạnh tranh trên thị trường khốc liệt hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp đứng trước thách thức, nhiệm vụ tìm ra chiến lược đột phá, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo để chiếm lĩnh thị trường và thích ứng nhanh chóng với môi trường kinh doanh trong bối cảnh bình thường mới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cùng các đại biểu nghe giới thiệu về chuỗi giá trị hydro xanh của Petrovietnam
Phó Tổng Giám đốc Lê Ngọc Sơn nhấn mạnh, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là một trong những doanh nghiệp nhà nước, Tập đoàn kinh tế hàng đầu, được ra đời từ niềm tin và khát vọng “đổi mới sáng tạo” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ ý nguyện của Người, qua 6 thập kỷ hình thành và phát triển, với sự đổi mới sáng tạo không ngừng, ngành Dầu khí Việt Nam đã đi từ “không đến có”, làm chủ được những công nghệ tiên tiến nhất, đạt được những thành tựu vượt bậc, điển hình như việc phát hiện và khai thác thành công thân dầu từ tầng đá móng mỏ Bạch Hổ đã đi vào lịch sử khai thác và KHCN dầu khí thế giới.
Tại thời điểm hiện nay, Petrovietnam đã xây dựng được một chuỗi giá trị khép kín với 5 lĩnh vực hoạt động: Tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí; Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao.
Tại thời điểm cuối năm 2022, tổng tài sản hợp nhất của Petrovietnam là 954 nghìn tỷ đồng (tương đương 40,6 tỷ USD), nguồn vốn chủ sở hữu hợp nhất là 531 nghìn tỷ đồng (tương đương 22,6 tỷ USD), nộp ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng 9,5% tổng thu cả nước.
Tuy nhiên, là tập đoàn kinh tế hoạt động đa lĩnh vực, Petrovietnam đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của xu hướng chuyển dịch năng lượng trên toàn cầu. Do đó, để tránh rơi vào tình trạng đánh mất vị thế, Petrovietnam cũng cần phải có mục tiêu và chiến lược dịch chuyển phù hợp.
Ông Lê Ngọc Sơn đã giới thiệu giải pháp và một số điển hình của doanh nghiệp dầu khí quốc gia của một số nước đã thành công trong chuyển dịch năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó khẳng định mục tiêu của Petrovietnam gắn liền với mục tiêu chung của quốc gia, phấn đấu đạt: Tỉ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% vào năm 2030 và 25-30% vào năm 2045; Giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng đạt 15% năm 2030 và 20% năm 2045; Năng lực nhập khẩu LNG đạt 8 tỷ m3 năm 2030 và 15 tỷ m3 năm 2045…

Lãnh đạo Petrovietnam và PV GAS giới thiệu triển lãm về chuỗi giá trị của Hydro xanh của Tập đoàn
Để thực hiện được các mục tiêu này, Petrovietnam đã và đang xây dựng chiến lược tổng thểphát triển bền vững đến năm 2045, trong đó chú trọng vào đổi mới công nghệ và chuyển dịch năng lượng, với một số nhiệm vụ, giải pháp chính như sau: Tăng cường triển khai công tác thăm dò khai thác và phát triển mỏ nhằm tận dụng được lợi thế về thời gian để tận thu tối đa nguồn năng lượng hóa thạch; Tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển liên kết bền vững, kết nối các lĩnh vực/đơn vị thành viên, tận dụng thế mạnh về năng lực, công nghệ và hạ tầng của Petrovietnam và các đơn vị thành viên để triển khai một cách hiệu quả các dự án chuyển dịch năng lượng, đem lại hiệu quả cho cả chuỗi, nâng cao nội lực Petrovietnam phục vụ phát triển ngành năng lượng;
Sử dụng hiệu quả Quỹ phát triển khoa học công nghệ nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng thực tiễn của các dạng năng lượng mới/ năng lượng sạch, áp dụng chuyển đổi số trong quy trình sản xuất để cải thiện hiệu quả hoạt động, tiết giảm chi phí nhằm đạt được mục tiêu về giảm phát thải môi trường; Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh thông qua đầu tư vào các lĩnh vực năng lượng sạch như: (1) phát triển năng lượng tái tạo, cụ thể là điện gió ngoài khơi, (2) phát triển nhiên liệu sạch hydro/ammonia, (3) phát triển công nghệ thu hồi, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng carbon; Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ cao, nắm bắt được xu thế chuyển dịch năng lượng, có chuyên môn, có khả năng dẫn dắt, định hướng, triển khai các dự án về chuyển dịch năng lượng.
Ngoài một số giải pháp như đã đề cập, Petrovietnam cũng đã và đang tập trung vào việc nâng cao năng lực quản trị và quản lý doanh nghiệp, quản trị biến động, quản trị rủi ro, đảm bảo hoàn thành kế hoạch dài hạn gắn liền với mục tiêu và cam kết quốc gia về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Khách hàng tham quan triển lãm chuỗi giá trị hydro xanh của Petrovietnam tại Techconnect and Innovation Viet Nam 2023.
Tại phiên khai mạc cũng chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư của 8 doanh nghiệp quốc tế vào các dự án năng lượng xanh, hóa dầu, công nghệ chế biến thực phẩm... vào tỉnh Quảng Ninh.
Sau đó, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cùng một số lãnh đạo Bộ ngành, tỉnh Quảng Ninh đã cùng nhau nhấn nút khai mạc Triển lãm Techconnect and Innovation Viet Nam 2023 với hơn 200 đơn vị trong nước và quốc tế tham dự.
Theo Petrotimes 

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151