Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 06/12/2024 | 17:33 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giá điện

Khẩn trương xây dựng phương án điều chỉnh giá điện phù hợp

19/10/2023
Phó thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xây dựng các phương án điều chỉnh giá điện theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Ngày 17.10, Văn phòng Chính phủ đã có kết luận của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2023 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá những tháng cuối năm 2023.

EVN khẩn trương xây dựng các phương án điều chỉnh giá điện theo đúng thẩm quyền - Ảnh: Internet
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành, địa phương cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới; cập nhật sát tình hình cung cầu giá cả hàng hóa chiến lược trên thị trường quốc tế để kịp thời cảnh báo các nguy cơ và đề xuất các biện pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.
Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất đã được ban hành. Nghiên cứu rà soát các chính sách có hiệu lực đến hết năm 2023, kịp thời đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền gia hạn trong trường hợp cần thiết để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân.
Đồng thời, cần có phương án giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với người nghèo và những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước những tác động từ việc điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu.
Thực hiện đánh giá nhu cầu, khả năng đáp ứng của thị trường, chủ động chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng để có giải pháp sản xuất, dự trữ, điều tiết hàng hóa phù hợp, bảo đảm nguồn cung, bình ổn giá thị trường phục vụ dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trong đó chú trọng các mặt hàng quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), vật liệu xây dựng, các hàng hóa tiêu dùng có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các trường hợp đầu cơ, găm hàng và tăng giá bất hợp lý; chủ động kiểm tra yếu tố hình thành giá theo quy định tại Luật Giá khi hàng hóa có biến động bất thường.
Đối với mặt hàng điện, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương chỉ đạo EVN xây dựng các phương án điều chỉnh giá điện theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phối hợp chặt chẽ các bộ ngành, cơ quan liên quan đánh giá tác động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, mục tiêu kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Trong đó, cần nghiên cứu, đề xuất chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời, khả thi hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách và các đối tượng yếu thế theo quy định của pháp luật; báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 25.10.
Về xăng dầu, Bộ Công Thương theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu theo quy định; có giải pháp bảo đảm nguồn cung giá xăng dầu và chuẩn bị các kịch bản ứng phó khi giá thị trường có biến động, bảo đảm hoạt động thông suốt của hệ thống phân phối xăng dầu.
Khẩn trương hoàn thiện các thủ tục để trình Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 1.11.2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.
Liên quan đến việc điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương mới đây đã đề xuất rút ngắn thời gian điều chỉnh giá điện từ 6 tháng xuống 3 tháng một lần, để chi phí không bị dồn tích nhiều, gây ảnh hưởng tới cân bằng tài chính của EVN.
Trước đó, EVN đồng tình với phương án điều chỉnh giá điện 3 tháng một lần.
Trường hợp giá bán điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá thì EVN sẽ giảm giá bán ở mức tương ứng, lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính để kiểm tra, giám sát.
Trường hợp tăng giá sẽ được áp dụng khi giá bán điện bình quân tăng từ 3% trở lên. Tuy nhiên, thẩm quyền điều chỉnh tăng giá sẽ căn cứ vào mức độ tăng của giá bán điện bình quân.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 3% đến dưới 5% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá, EVN sẽ được quyền điều chỉnh tăng ở mức tương ứng. Sau khi tăng, EVN sẽ lập hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để kiểm tra, giám sát.
Nếu giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 5% đến dưới 10% so với giá bán điện bình quân hiện hành và trong khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ có thẩm quyền quyết định khi nhận đủ hồ sơ phương án giá của EVN.
Trường hợp giá bán điện bình quân cần điều chỉnh tăng từ 10% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành hoặc điều chỉnh ngoài khung giá quy định, Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và báo cáo Thủ tướng xem xét, cho ý kiến.
Theo Một thế giới  

Cùng chuyên mục

Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội

04/12/2024

Ông Nguyễn Đình Thanh - Tổng Giám đốc điều hành Công ty CP Hóa chất Sơn Hà Nội: Luật Điện lực (sửa đổi) có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302