Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 04/05/2024 | 07:39 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu ngày càng giảm, sự thật có phải như vậy ?

23/04/2024
Trong báo cáo tháng công bố vào tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) cho biết mặc dù năm 2024 là năm kỷ lục về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu, trong những năm tới đây thế giới nhiều khả năng sẽ giảm nhu cầu tiêu thụ đối với loại nhiên liệu được coi là vàng đen này.
Trong báo cáo tháng công bố vào tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (EIA) cho biết mặc dù năm 2024 là năm kỷ lục về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu, trong những năm tới đây thế giới nhiều khả năng sẽ giảm nhu cầu tiêu thụ đối với loại nhiên liệu được coi là vàng đen này.
Nội dung báo cáo nêu trên được những nhà hoạt động môi trường vui vẻ đón nhận và coi là tin không thể tốt hơn đối với môi trường khí hậu toàn cầu.
Thực hư của vấn đề này ra sao ?
Cho đến nay, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu có tín hiệu chậm lại và ước tính có thể giảm tới 1,2 triệu thùng một ngày trong năm nay.  Nguyên nhân tiêu thụ dầu mỏ giảm là do xu hướng chính sách của các nước đang hướng tới phát triển lĩnh vực năng lượng xanh, bền vững, trong đó phát triển lĩnh vực xe điện cũng góp phần làm giảm nhu cầu dầu mỏ.
Tuy vậy, Cơ quan Năng lượng quốc tế vẫn bảo vệ những phân tích và quan điểm của mình và cho biết trước khi tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu thực sự giảm, thế giới sẽ vẫn trải qua năm 2024 với nhu cầu dầu mỏ tăng cao, thậm chí cao như thời điểm trước khi dịch bệnh Covid 19 diễn ra, cho dù các quốc gia có triển khai các công nghệ năng lượng hiệu quả hay dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay khiêm tốn, kéo theo nhu cầu tiêu thụ năng lượng thấp.
Cơ quan này ước tính nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tăng kỷ lục, lên tới 103,2 triệu thùng/ngày trong năm nay. Về khía cạnh cung ứng, sản xuất dầu mỏ năm 2024 dự kiến tăng 770 ngàn thùng/ngày và đạt tổng sản lượng 102,9 triệu thùng/ ngày. Sản lượng này chủ yếu đến từ các nước không phải thành viên Tổ chức các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ OPEC, với sản lượng tăng khoảng 1,6 triệu thùng. Trong khi đó, các nước thành viên OPEC sẽ giảm sản lượng khai thác khoảng 820 ngàn thùng/ngày nếu các thành viên và đối tác thực hiện đúng theo kế hoạch cắt giảm sản lượng tự nguyện.
Qua đó cho thấy khả năng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ vẫn duy trì ở mức cao vào năm 2024. Nhu cầu này chủ yếu đến từ các nước không là thành viên của Tổ chức OECD. Vùng Trung Đông, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga có thể là khu vực và các quốc gia có nhu cầu lớn nhất.
Các lĩnh vực dự kiến làm tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ trong năm nay là vận tải hàng không, vận tải đường bộ, một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, nhất là ở các quốc gia không phải thành viên của Tổ chức OECD.
Trong lĩnh vực hàng không, mặc dù nhu cầu nhiên liệu vẫn ở mức cao, nhưng so với năm 2019 tổng tiêu thụ xăng máy bay nửa cuối năm 2023 đã giảm 6% và xu hướng này hi vọng sẽ được tiếp tục do trong thời gian qua một lượng lớn các máy bay thế hệ mới, tiết kiệm nhiên liệu hơn đã được đưa vào khai thác trên thị trường hàng không thế giới. Điều này được đánh giá sẽ đóng góp nhất định vào việc giảm nhu cầu nhiên liệu từ dầu mỏ trong trung hạn.
Mặc dù mục tiêu chung của ngành hàng không quốc tế là hướng tới sử dụng một loại nhiên liệu bền vững nhằm giảm tiêu thụ dầu mỏ và hướng tới đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, nhưng với mức tỷ trọng ước tính tương đương 4% tổng phát thải các-bon toàn cầu thì chỉ ngành hàng không cố gắng là chưa đủ. Việc giảm tiêu thụ dầu mỏ là vấn đề mang tính tổng thể có liên quan tới nhiều quốc gia và  lĩnh vực.
Từ quan điểm trên, để có thể thực sự giảm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bảo vệ hiệu quả môi trường khí hậu, tất cả các quốc gia trên thế giới, các ngành và lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến hoạt động thăm dò, khai thác và tiêu thụ dầu mỏ cần chung tay quyết tâm chuyển đổi cơ cấu năng lượng toàn cầu theo hướng nỗ lực tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo, tăng cường các nghiên cứu, sáng chế, ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, xây dựng các chính sách và chế tài nhằm giảm dần sử dụng năng lượng hóa thạch. Có như vậy, hành tinh của chúng ta mới duy trì được màu xanh, môi trường được bảo vệ và gìn giữ cho các thế hệ mai sau.

Việt Phương tổng hợp
(Nguồn : https://www.latribune.fr, www.eia.org )

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151