Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 16/09/2024 | 20:25 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giám sát cung cấp điện

Đảm bảo điện, nước mùa nắng nóng

13/04/2024
Hiện nay, khu vực Nam Bộ bước vào cao điểm nắng nóng nhiệt độ 37 - 380C, nên nhu cầu sử dụng điện, nước của các hộ dân tăng rất cao. Đây cũng là lúc các doanh nghiệp (DN) bước vào giai đoạn tăng cường hoạt động sản xuất nên sản lượng điện dùng cho sản xuất - kinh doanh (SXKD) tăng mạnh. Giai đoạn từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 10 hàng năm là thời điểm nhu cầu sử dụng điện của phụ tải cao nhất trong năm.
Đảm bảo sản lượng điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt sản xuất của người dân, doanh nghiệp
Đáp ứng nhu cầu tăng cao
Do tình hình mực nước trên các kênh rạch xuống thấp, kèm theo nắng nóng, nguồn nước từ các giếng, suối và nguồn nước dự trữ không đảm bảo sử dụng, nên có khả năng thiếu nước sinh hoạt cục bộ cho các hộ dân ở vùng cao, ven các đồi núi, vùng đồng bằng. Trong đó, đặc biệt 2 địa phương là TX. Tịnh Biên và huyện Tri Tôn.
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện nước An Giang Trương Văn Nghiệm cho biết: “Quý I/2024, sản lượng điện của Công ty Cổ phần Điện nước An Giang tiêu thụ trên 228,1 triệu kWh, đạt 25,21% chỉ tiêu kế hoạch năm; so cùng kỳ năm 2023 tăng 10,05%; tỷ lệ hao hụt điện 5,59%. Sản lượng nước tiêu thụ trên 24,7 triệu m3, đạt 26,60% chỉ tiêu kế hoạch năm; so cùng kỳ năm 2023 tăng 12,05%, tỷ lệ hao hụt nước 14,93%, giảm 3,53% so chỉ tiêu kế hoạch”.
Ông Trương Văn Nghiệm nhận định: “Hiện, thời tiết trên địa bàn tỉnh chuyển vào giai đoạn nắng nóng. Đây là thời điểm nhu cầu sử dụng điện, nước phục vụ sinh hoạt và SXKD của khách hàng tăng cao, dẫn đến có thể quá tải một số trạm biến áp. Vì vậy, công tác đảm bảo cung cấp điện, nước liên tục, đáp ứng công suất cho khách hàng trong mùa khô năm 2024 là mục tiêu quan trọng của công ty. Công ty đã cất mới và tăng công suất trạm biến áp phân phối, phục vụ mùa khô năm 2024.
Phó Giám đốc Công ty Điện lực An Giang Lê Ngọc Thụy cũng cho biết: “Tháng 3/2024, sản lượng điện tiêu thụ toàn tỉnh 349,33 triệu kWh, tăng 32,9% so tháng 2/2024. Lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện tiêu thụ 849,3 triệu kWh, tăng 29,5% so cùng kỳ năm 2023”.
Ông Lê Ngọc Thụy thông tin, ngay từ đầu năm, Công ty Điện lực An Giang xây dựng chương trình, kế hoạch đảm bảo cung cấp điện của năm, trong đó có kế hoạch điều hành cung cấp điện trong giai đoạn mùa khô. Mục tiêu điều hành cung cấp điện an toàn, ổn định, đảm bảo đủ điện cho sinh hoạt của người dân và các hoạt động SXKD của khách hàng, DN. “Ngành điện lực An Giang tiếp tục đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu sử dụng trên địa bàn tỉnh” - ông Lê Ngọc Thụy cam kết.
Để đảm bảo cung cấp điện cho cao điểm mùa khô năm 2024 cũng như các năm tiếp theo, từ cuối năm 2023, Công ty Điện lực An Giang triển khai 86 công trình đầu tư xây dựng mới cũng như thực hiện nâng cấp, cải tạo lưới điện, với tổng số tiền 350,8 tỷ đồng, từ nguồn vốn của Tổng Công ty Điện lực miền Nam cấp và vốn vay thương mại của các ngân hàng. Các công trình này được nghiệm thu, đưa vào vận hành góp phần giúp lưới điện trên địa bàn tỉnh vận hành ổn định hơn.
“Công ty Cổ phần Điện nước An Giang đẩy mạnh quản lý vận hành, xác định rõ đặc điểm phụ tải khu vực dân cư, tình trạng vận hành, hành lang an toàn đường dây trung thế, đường dây hạ thế, dòng tải trạm biến áp; lập kế hoạch thực hiện bảo trì lưới điện và đề xuất phương án đáp ứng công suất bằng các biện pháp xử lý kỹ thuật và lập kế hoạch đầu tư. Nâng công suất và cấy trạm biến áp, nhất là các phụ tải khu vực hành chính, phụ tải phục vụ các nhu cầu sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp” - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Điện nước An Giang Trương Văn Nghiệm cho biết.
Đảm bảo nước cung cấp nhu cầu sinh hoạt trong mùa khô
Nhiều phương án cấp điện, nước mùa khô
Ông Trương Văn Nghiệm chia sẻ: “Khi có tình huống phụ tải tăng cao đột biến trong các ngày nắng nóng, để vận hành an toàn thiết bị, công ty yêu cầu các xí nghiệp giám sát thường xuyên và xử lý san tải kịp thời các trường hợp quá tải đường dây, trạm biến áp phụ tải, aptomat hạ thế… Kiểm tra định kỳ đường dây và trạm biến áp, tăng tần suất đo nhiệt độ tại các vị trí tiếp xúc, đặc biệt là các thiết bị mang tải cao, để kịp thời phát hiện các điểm bất thường và xử lý ngăn ngừa sự cố”.
Khi có công tác sửa chữa, bảo dưỡng, thi công các công trình lưới điện, công ty yêu cầu các xí nghiệp điện nước rà soát kỹ phương án tổ chức thi công, để bố trí thời gian cắt điện phù hợp; bảo đảm trả lưới, khôi phục cấp điện đúng thời hạn thông báo. Hạn chế tối đa gián đoạn cung cấp điện khi sửa chữa, bảo dưỡng lưới điện.
“Công ty cũng đảm bảo cấp nước sạch cho người dân ổn định, liên tục, nhất là trong mùa khô năm 2024, đáp ứng nhu cầu dùng nước của người dân. Các đơn vị không để xảy ra sự cố lớn, gây yếu, thiếu nước trên diện rộng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng nước” - ông Trương Văn Nghiệm chia sẻ.
Phó Giám đốc Công ty Điện lực An Giang Lê Ngọc Thụy cho biết: “Đầu năm 2024, công ty tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp 11 công trình lưới điện 110kV và 49 công trình lưới điện trung hạ thế, với tổng số tiền 295 tỷ đồng. Ngoài duy trì chế độ trực chỉ đạo điều hành cung cấp điện và thực hiện phương thức vận hành nguồn điện, lưới điện hợp lý, đảm bảo cung cấp điện an toàn, tin cậy trong điều kiện bình thường và linh hoạt chuyển đổi trong tình huống sự cố xảy ra, công ty cũng tăng cường kiểm tra lưới điện, để kịp thời phát hiện, xử lý các khiếm khuyết, hạn chế tối đa sự cố.
Đồng thời, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện vào những thời điểm thích hợp, hạn chế việc mất điện ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân, các cơ quan và DN. Bên cạnh đó, các điện lực trực thuộc công ty cũng bố trí lực lượng ứng trực xử lý, sửa chữa sự cố lưới điện 24/24 giờ trong ngày, dự phòng vật tư, thiết bị đầy đủ, sẵn sàng xử lý nhanh các tình huống sự cố xảy ra.
Các công ty cấp điện, nước cũng quan tâm công tác chăm sóc khách hàng, thường xuyên thăm hỏi, tuyên truyền khách hàng việc sử dụng điện, nước an toàn, tiết kiệm, đặc biệt là mùa nắng nóng, sử dụng điện hợp lý trong các khung giờ cao điểm, phòng, chống cháy nổ. Đặc biệt, nắm bắt nhu cầu sử dụng điện của khách hàng, hỗ trợ khách hàng thiết kế điện, nước cho gia đình, trụ sở, cơ sở SXKD, đảm bảo sử dụng điện hợp lý, an toàn, tiết kiệm.
Theo Báo An Giang  

Cùng chuyên mục

Hầu hết các khu dân cư bị ngập úng trên địa bàn tỉnh được cấp điện trở lại

16/09/2024

Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Nam Định có mưa to. Cùng với đó, triều cường khiến mực nước trên sông Hồng, sông Đào, sông Ninh Cơ và sông Đáy dâng cao. Nước lũ dâng cao trên các tuyến sông làm một số khu dân cư nằm ở vùng bối các xã: Yên Bằng, Yên Khang, Yên Phúc, Yên Lộc, Yên Nhân (Ý Yên); Phương Định, Trực Chính (Trực Ninh); Xuân Thành, Xuân Hồng (Xuân Trường); Nghĩa Sơn (Nghĩa Hưng); Mỹ Tân (thành phố Nam Định)… bị úng ngập, do đó Công ty Điện lực Nam Định phải ngừng cấp điện để bảo đảm an toàn cho người dân.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151