Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 10/10/2024 | 00:10 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Triển khai đầu tư xây dựng các dự án điện khí theo đúng tiến độ

12/04/2024
Sáng nay 12/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp với lãnh đạo 15 tỉnh, thành phố và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về tình hình triển khai và giải pháp thực hiện đầu tư xây dựng các dự án điện khí. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến dự họp tại điểm cầu Quảng Trị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến phát biểu tại cuộc họp - Ảnh: N.T
Theo Quy hoạch điện VIII, tổng quy mô công suất 23 dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030 là 30.424 MW. Trong đó, tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng khí khai thác trong nước là 7.900 MW (10 dự án), tổng công suất nhà máy điện khí sử dụng LNG là 22.524 MW (13 dự án).
Đến thời điểm tháng 4/2023, 1 dự án đã đưa vào vận hành; 1 dự án đang xây dựng; 18 dự án đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư xây dựng (tổng công suất 23.640 MW). Một số dự án chưa được phê duyệt; một số dự án điện khí LNG đã lựa chọn nhà đầu tư và đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư, đàm phán hợp đồng, thỏa thuận.
Các dự án điện khí có thể đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030 gồm: Trung tâm điện lực Ô Môn; Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; Hiệp Phước. Tổng công suất các dự án đưa vào vận hành trước năm 2030 là 6.634 MW.
Các dự án còn lại chỉ có thể đưa vào vận hành đến năm 2030 nếu hoàn thành đàm phán hợp đồng PPA và thu xếp vốn vay trước năm 2027. Các dự án điện khí thuộc chuỗi khí điện (Lô B, Cá Voi Xanh) còn phụ thuộc vào tiến độ của dự án thượng nguồn để đảm bảo hiệu quả chung của cả chuỗi dự án.
Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đầu tư xây dựng các dự án nhiệt điện khí ở địa phương, đơn vị, tập trung vào các vấn đề như thủ tục hồ sơ, đất đai, giải phóng mặt bằng, quy hoạch... Từ đó đề xuất, kiến nghị Bộ Công thương, Thủ tướng Chính phủ có hướng chỉ đạo giải quyết.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cho biết, hiện nay Quảng Trị đang triển khai 2 dự án: LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500 MW và Nhà máy TBKHH Quảng Trị - 340 MW.
Bên cạnh những thuận lợi, Dự án LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500 MW đang gặp khó khăn, vướng mắc về vấn đề quy hoạch, phương án đấu nối, một số cơ chế, chính sách liên quan đến bao tiêu sản lượng điện (Qc), giá điện và thời gian huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện đầu tư xây dựng theo hình thức dự án điện độc lập chậm ban hành. Do vậy, khó vay vốn từ các tổ chức nước ngoài để thực hiện.
Đối với Dự án Nhà máy TBKHH Quảng Trị - 340MW, Chính phủ chưa ủng hộ việc nâng công suất nhà máy để đáp ứng hiệu quả kinh tế dự án theo đề xuất của nhà đầu tư. Vì vậy, đề nghị Bộ Công thương có ý kiến với Thủ tướng Chính phủ xem xét, thống nhất để UBND tỉnh Quảng Trị triển khai thực hiện điều chỉnh Quy hoạch xây dựng tại Khu kinh tế Đông Nam.
Tham mưu cấp có thẩm quyền giao chủ đầu tư Dự án đường dây 500 kV đấu nối Dự án LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500 MW vào hệ thống điện quốc gia từ sân phân phối 500kV Dự án LNG Hải Lăng, giai đoạn 1 - 1.500 MW đến sân phân phối 500kV Quảng Trị với chiều dài 23 km.
Xem xét, sớm ban hành một số cơ chế, chính sách liên quan đến bao tiêu sản lượng điện (Qc), giá điện và thời gian huy động công suất, điện năng của các nhà máy điện đầu tư xây dựng theo hình thức dự án điện độc lập...; tham mưu Thủ tướng Chính phủ việc nâng công suất của Dự án Nhà máy TBKHH Quảng Trị - 340 MW theo đề xuất của nhà đầu tư để đáp ứng hiệu quả kinh tế dự án.
Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên ghi nhận những kiến nghị, đề xuất của các địa phương liên quan đến các dự án điện khí đã và đang triển khai. Đây là cơ sở để bộ tổng hợp, giải quyết theo thẩm quyền; kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét, giải quyết.
Đồng thời nhấn mạnh, các dự án điện khí là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng, đảm bảo sự phát triển kinh tế của đất nước. Vì vậy, cần nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai thực hiện các dự án điện khí. Đối với các địa phương (Thanh Hóa, Nghệ An và Ninh Thuận) chưa chọn được nhà đầu tư dự án điện khí thì không để chậm trễ, chậm nhất vào ngày 15/7/2024 phải lựa chọn được nhà đầu tư.
Đối với các địa phương đã có chủ đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc hoàn thiện thủ tục, hồ sơ; thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư triển khai dự án đúng tiến độ theo cam kết; kịp thời báo cáo với cấp có thẩm quyền để giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh nếu có. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo thường xuyên đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện các dự án điện khí kịp thời theo quy định...
Theo Báo Quảng Trị  

Cùng chuyên mục

Đâu là triết lý dẫn đến thành công của TKV?

09/10/2024

Quan điểm của TKV, 'mọi cái đều có thể mất đi nhưng văn hóa ở lại'. Chúng ta phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa TKV phát triển. TKV đã nâng tầm văn hóa thông qua việc xây dựng hình ảnh Người thợ mỏ - Người chiến sĩ có đầy đủ giá trị 'đạo đức, trí tuệ và bản lĩnh'.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151