Phấn đấu đến năm 2025, chỉ số tiếp cận điện năng đạt ngang bằng các nước ASEAN 3Xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng gồm đầy đủ phân ngành
Theo đó, Kế hoạch đặt mục tiêu đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) liên quan đến lĩnh vực năng lượng (điện lực, dầu khí, xăng dầu, than) được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đạt 90%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ thực hiện TTHC, số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực liên quan đến lĩnh vực năng lượng đạt 100%.
Đáp ứng tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC liên quan đến lĩnh vực năng lượng của Bộ Công Thương; 10% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được phân cấp quản lý về lĩnh vực năng lượng thuộc Bộ Công Thương được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng thuộc ngành Công Thương quản lý được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.
Xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng gồm đầy đủ phân ngành năng lượng bao gồm: dầu khí, xăng dầu, than, điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Triển khai đề án lưới điện thông minh tại Việt Nam theo đúng lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Phấn đấu đến năm 2025, chỉ số tiếp cận điện năng đạt ngang bằng các nước ASEAN 3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện hiện đại hóa công tác đo đếm, phấn đấu đến năm 2025 đạt 95%, đến năm 2030 đạt 10% công tơ điện tử tại tất cả các Tổng công ty điện lực; Cung cấp cho khách hàng số liệu đo đếm thông qua ứng dụng trên di động theo hướng trực tuyến (online) toàn diện;
Lập kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn ngành tại các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng.
Triển khai nền tảng số kết nối doanh nghiệp sản xuất năng lượng với chuyên gia công nghệ và nhà cung cấp giải pháp
Để đạt được các mục tiêu này, Kế hoạch đề ra 3 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:
Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến, quán triệt kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng của Ngành Công Thương:
Tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật và các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng; nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh liên quan đến lĩnh vực năng lượng về bản chất, xu hướng và lợi ích của việc ứng dụng, khai thác công nghệ số, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.
Tập huấn, phổ biến kỹ năng số cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ khai thác, sử dụng các nền tảng số, hệ thống và hệ sinh thái chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng phục vụ quản lý, sản xuất, kinh doanh, phân phối;
Tổ chức triển khai đào tạo chuyên ngành về sản xuất thông minh, chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng tại các cơ sở đào tạo (sau đại học, đại học, cao đẳng,…) trong ngành Công Thương.
Đẩy mạnh chuyển đổi số tại các cửa hàng xăng dầu Thứ hai, hoàn thiện khung pháp lý:
Hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế số trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất năng lượng hướng đến mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy việc triển khai cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng, kết nối thông qua các nền tảng số), đóng vai trò đúc kết và lan tỏa kinh nghiệm về hoạt động chuyển đổi số;
Nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành về các quy định pháp luật nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng; Nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền các quy định, quy chế về việc sử dụng, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng.
Thứ ba, xây dựng, phát triển nền tảng, ứng dụng và dịch vụ số:
Phát triển kinh tế số và xã hội số trong năng lượng theo định hướng thiết lập môi trường phù hợp cho đổi mới sáng tạo, tăng cường sự chỉ đạo chiến lược và khai thác linh hoạt nguồn lực tài chính cho hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số. Trong đó ưu tiên tập trung cho ngành điện lực hướng đến tối đa hóa và tự động hóa các mạng lưới cho việc cung ứng điện một cách hiệu quả; tổ chức triển khai đề án lưới điện thông minh tại Việt Nam theo đúng lộ trình được cấp có thấm quyền phê duyệt; kết nối các đồng hồ đo điện số để cải thiện tốc độ và sự chính xác của hóa đơn, xác định sự cố về mạng lưới nhanh hơn, hỗ trợ người dung cách tiết kiệm năng lượng và phát hiện các tổn thất, mất mát điện năng.
Xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực năng lượng với các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tăng cường liên kết kinh doanh theo mô hình hợp tác tiên tiến giữa các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực năng lượng với đối tác trong nước và quốc tế để tạo ra các giá trị mới, chia sẻ mạng lưới dịch vụ và tài nguyên dữ liệu, thông tin.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin lĩnh vực năng lượng, cơ sở dữ liệu theo chuẩn quốc tế được cập nhật đầy đủ, kịp thời, nhất quán đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.
Xây dựng và định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung Danh mục các Hệ thống chuyển đổi số ưu tiên tập trung phát triển trong lĩnh vực năng lượng nhằm đẩy mạnh kinh tế số ngành Công Thương.
Tập trung xây dựng mới hoặc nâng cấp hoàn thiện để đưa vào vận hành một số Hệ thống chuyển đổi số ưu tiên trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 cũng giao rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện cho Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Kế hoạch - Tài chính và các đơn vị khác thuộc Bộ; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV).
Thy Thảo