Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ hai, 11/11/2024 | 16:31 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Xu hướng toàn cầu phát triển năng lượng tái tạo

01/03/2024
Xu hướng xanh, sạch, thân thiện môi trường là trọng tâm chính sách phát triển năng lượng của nhiều quốc gia trên thế giới trong những năm gần đây. Trong bối cảnh toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều thách thức chưa từng có về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng thì việc tăng tốc phát triển năng lượng tái tạo là vấn đề thực sự cấp bách.
Nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực thực hiện chiến lược nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng, theo hướng ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, tích cực chuyển đổi năng lượng, hướng đến tương lai phát triển bền vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhiên liệu hóa thạch. 
Theo tính toán mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA, năm 2024 năng lượng tái tạo sẽ đạt tỷ trọng khoảng 30% tổng cơ cấu sản xuất điện toàn cầu. Về cơ cấu nguồn điện, hiện nay tỷ trọng nguồn điện toàn cầu ước tính như sau:  điện than 36,6%, điện dầu 2,8%, điện hạt nhân 10,7%, điện khí 23,5% và điện từ nguồn năng lượng tái tạo 26,4%.  
Nhiều quốc gia gặp khó khăn trong quá trình phát triển các dự án năng lượng tái tạo như lạm phát, lãi suất cao, giá nguyên vật liệu xây dựng tăng, chính sách phát triển dự án…nên ít nhiều ảnh hưởng tới đầu tư các dự án năng lượng tái tạo. Nhiều trường hợp phải đàm phán lại dự án, một số khác thậm chí phải hủy bỏ hợp đồng dự án. Nhiều nước có các dự án điện bị chậm tiến độ phải lùi thời hạn hoàn thành sang năm 2024, 2025.
Năm 2023, điện gió đã đáp ứng nhu cầu khoảng 80 triệu hộ trên toàn cầu. Trung Quốc là quốc gia phát triển điện gió mạnh mẽ và hướng tới mục tiêu đầy tham vọng, sản xuất 1200 GW điện gió và điện mặt trời vào năm 2030.
Tuy vậy, viễn cảnh phát triển điện gió vẫn được giới chuyên gia đánh giá sẽ thuận lợi hơn trong năm 2024-2025 và có thể đạt tăng trưởng khoảng 12% trên phạm vi toàn thế giới. 
Ước tính vào tháng 6 năm 2024, ngành điện gió sẽ đạt mốc công suất 01 Terawatt đầu tiên. Thế giới phải cần tới 40 năm để đạt mốc này. Với tốc độ phát triển điện gió hiện nay, dự kiến cần khoảng 7-10 năm để lĩnh vực điện gió đạt mốc công suất Terawatt thứ 2. 
Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo của mỗi nước cũng khác nhau. EU mong muốn đạt được 42,5% năng lượng tái tạo trong biểu đồ sử dụng năng lượng vào năm 2030. Các nước đang và kém phát triển có xu hướng chuyển biến chậm hơn trước xu thế chuyển đổi năng lượng. 
Năm 2023, năng lượng tái tạo chiếm xấp xỉ 20% cơ cấu sản xuất năng lượng của toàn châu Âu. Trong giai đoạn 2023-2027, Châu Âu dự kiến lắp đặt 129 GW điện gió, trong đó 98 GW triển khai trên lãnh thổ các nước thuộc Liên Minh EU.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Mặt trời SolarPower, tổng công suất đặt điện năng lượng mặt trời toàn cầu sẽ đạt khoảng 1448 GW vào cuối năm 2024. 
Trung Quốc là nước đứng đầu về sản xuất điện mặt trời với 430 GW năm 2023. Hoa Kỳ cũng đặt mục tiêu đạt 215 GW điện mặt trời từ nay đến năm 2030. Năm 2023, châu Phi đạt kỷ lục với 56 GW công suất điện mặt trời lắp mới, đánh dấu 3 năm liên tiếp đạt mức tăng trưởng 40%. 
  Có thể khẳng định rằng trước các vấn đề cấp bách hiện nay về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng, các khu vực và quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng chiến lược cụ thể nhằm đa dạng hóa nguồn cung năng lượng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đồng thời giảm khai thác sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch có hại cho môi trường. 
Mặc dù có nhiều khó khăn, phát triển năng lượng tái tạo là một hướng đi khả thi, đòi hỏi các quốc gia và đối tác cùng chung tay chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy hợp tác nhằm tận dụng những tiềm năng sẵn có để khai thác hiệu quả các nguồn năng lượng sạch, vì mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo môi trường sống an toàn cho tất cả mọi người. 
Việt Phương tổng hợp
            Nguồn: www.lumo-france.com, IEA

Cùng chuyên mục

Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1 – 'Điểm sáng' trong xây dựng công nghiệp năng lượng tự chủ quốc gia

10/11/2024

Từ thành công của Nhà máy Nhiệt điện Sông Hậu 1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định vai trò quan trọng của Nhà máy trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những nước đứng đầu ASEAN trong cung cấp nguồn điện.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302