Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 13/12/2024 | 16:14 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương: Tập đoàn Điện lực Việt Nam đề xuất 3 vấn đề điện trong năm 2024

21/12/2023
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm 2024, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam - Đặng Hoàng An - đề xuất 3 vấn đề trọng tâm tới hội nghị.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 ngành Công Thương năm 2023 diễn ra vào sáng ngày 20/12 tại Hà Nội, ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đề xuất 3 vấn đề trọng tâm.

Ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam
Dù đã có nhiều nỗ lực trong năm qua, song phát biểu tại hội nghị, ông Đặng Hoàng An - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận còn nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế, đáng buồn là những sự việc xảy ra cuối tháng 5 đầu tháng 6 vừa qua.
Mặc dù nguyên nhân xảy ra những sự việc đáng tiếc đã được thanh tra Bộ chỉ ra rõ; Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương; Ủy ban quản lý vốn đã chỉ đạo kiểm điểm nhưng đây là bài học Tập đoàn cần rút ra kinh nghiệm sâu sắc.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam Đặng Hoàng An gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo Bộ Công Thương, các đơn vị, người lao động trong toàn đơn vị. Nếu không có sự hỗ trợ, chia sẻ của lãnh đạo Bộ thì Tập đoàn khó vượt qua các nhiệm vụ đặt ra.
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang chuẩn bị kịch bản cho 3 tháng cuối mùa khô, và nỗ lực không để xảy ra tình trạng thiếu điện. Mục tiêu lớn trong năm 2024 là đầu tư cho xây dựng, tổng khối lượng đầu tư năm tới là 102 nghìn tỷ, tăng thêm hơn 10 nghìn tỷ so với năm 2023; 300 công trình phải khởi công và đóng điện trong năm tới. Trong quá trình đầu tư sẽ gặp những vướng mắc, nếu không hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ năm 2024, Tập đoàn kiến nghị:
Thứ nhất, cần quản lý tốt các nhà máy điện. Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam chiếm 37,7% xuất nhập khẩu, cộng với dầu khí 8%, TKV 2%, như vậy các tập đoàn nhà nước chỉ chiếm gần 48%, 52% còn lại là các chủ đầu tư, thành phần kinh tế khác bao gồm cả trong nước và nước ngoài. Vì vậy, Tập đoàn Điện lực Việt Nam rất mong Bộ Công Thương, trực tiếp là Cục Điều tiết điện lực bám sát kế hoạch 2024 mà Bộ trưởng đã phê duyệt để đôn đốc các chủ đầu tư giữ tinh thần làm việc tối đa.
Thứ hai, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 20/CT-TTg về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo, rất mong lãnh đạo các địa phương quan tâm thúc đẩy công tác tiết kiệm điện; tiết kiệm năng lượng. Đây cũng là phương pháp tăng nguồn thu một các rẻ tiền nhất, tiết kiệm nhất cho nền kinh tế.
Thứ ba, về đầu tư vùng sâu, vùng xa, lãnh đạo các địa phương giúp Tập đoàn, chủ đầu tư xử lý các vướng mắc nhanh nhất các công trình điện, và nếu có nhu cầu phát triển lâu dài trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp thì báo sớm cho ngành điện địa phương.
Theo Báo Công Thương  

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302