Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 13/12/2024 | 15:17 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Giá điện

Giá điện và tiếng nói người trong cuộc

03/06/2023
Cuối tuần ngồi cà phê, tình cờ gặp mấy anh bạn quen biết công tác bên điện lực, nghe câu chuyện tâm sự từ người trong cuộc mới vỡ ra được nhiều điều.
Có lẽ bộ phận phụ trách truyền thông và đối ngoại của điện lực cần thực hiện một số biện pháp để đưa những thông tin thiết thực này tới mọi người, qua đó, người sử dụng điện sẽ hiểu đúng hơn, thông cảm hơn với ngành điện, thay vì luôn cảm thấy bất mãn nhất là trong thời điểm kinh tế khó khăn hiện nay mà giá điện lại tăng.
Điện năng là loại hàng hoá đặc biệt quan trọng, dù ra đời muộn hơn một số hàng hoá khác, nhưng điện thực sự tối quan trọng cho việc sản xuất, sinh hoạt của nhân dân, nên nó được quản lý đặc biệt, được coi là một mặt của an ninh liên quan đến tồn vong của quốc gia - đó là an ninh năng lượng.

Điện là mặt hàng càng tiêu thụ nhiều càng đắt.
Thông thường hàng hoá tiêu thụ càng nhiều thì giá lại càng rẻ kèm thêm ưu đãi khuyến mại, nhưng điện thì không thế, nếu sử dụng nhiều  giá càng lúc càng cao theo từng bậc mức tiêu thụ, do nước ta  thiếu điện.
Hiện tại chúng ta còn phải mua thêm điện từ Lào, Trung Quốc để đảm bảo đời sống ổn định cho nhân dân. Có không ít người ca thán khi giá điện điều chỉnh tăng lên 3%, phàn nàn khi mình bỏ tiền mua điện mà không được coi như thượng đế, thắc mắc bởi sao có doanh nghiệp tư nhân làm thuỷ điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời mà lại gặp khó khăn khi bán điện cho EVN, trong khi luôn kêu thiếu điện.
Họ còn so sánh chúng ta với nước ngoài đòi tư nhân hoá ngành điện để tăng sức cạnh tranh mà quên đi rằng nếu nhà nước buông tay không quản lý, bù lỗ để cho tư nhân tự do sản xuất, kinh doanh điện thì giá điện ít nhất cũng sẽ gấp đôi hiện nay chứ không thể được giá như hiện nay. Chưa kể khi thị trường nguyên liệu biến động, hay hạn hán hoặc thiếu nắng, thiếu gió, chiến tranh… thì giá điện sẽ cập nhật tăng theo ngay chứ không ổn định được như bây giờ.
Điều này cần sự giải thích của người trong cuộc là người có chuyên môn kỹ thuật chứ không thể chỉ theo cảm tính phỏng đoán của một số người. Như anh bạn làm điện lực giải thích thì điện có thể hiểu dễ nhất là giống như hệ thống nước, bơm lên là phải dùng hết, không để tồn hay để lưu lại được.
Nếu từ điểm phát đến điểm tiêu thụ càng xa thì sẽ có hiện tượng hao hụt thất thoát điện năng, nên cần các trạm biến áp giống như trạm bơm nước để duy trì sự ổn định như duy trì áp lực nước trong đường ống. Các thiết bị kỹ thuật của ngành điện phần lớn phải nhập từ nước ngoài, cộng thêm chi phí vận chuyển, lắp đặt, bảo dưỡng nên giá rất đắt, trong khi giá điện thì phải rẻ để đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Giá bán bán điện của Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa giá trung bình thế giới, rẻ hơn các các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia.
Thực tế Luật số 03/2022/QH15 của Quốc hội sửa lại Luật điện lực cho phép tư nhân xây dựng và vận hành lưới điện truyền tải. Cũng không ít doanh nghiệp đầu tư nhà máy và bán điện cho EVN, nhưng nếu để họ tự kéo đường dây đến nhà dân rồi bán điện thì chắc chắn không thể cạnh tranh được với EVN dù có tăng giá gấp ba vì chi phí cho hệ thống truyền tải, điều độ, đường dây khiến họ không biết đến khi nào mới thu hồi đủ vốn đầu tư.
Điện gió, điện mặt trời công suất không ổn định phụ thuộc vào sự biến động của thời tiết để đấu nối lên mạng điện khi công suất trồi sụt thất thường cần xây dựng hệ thống lưới truyền tải và điều độ với chi phí lớn khác với loại điện truyền thống như nhiệt điệt hay thuỷ điện. Vậy mà EVN mua lại với giá còn cao hơn giá EVN bán ra, tức là càng mua càng lỗ cũng đã là ưu đãi hết sức rồi.
Hệ thống lưới điện là hệ thống phức tạp, cần bộ phận điều độ để điều tiết lưu lượng dòng điện, nếu phụ tải quá cao gây sụt áp thì có thể làm rã lưới gây tổn hại đến cả hệ thống. Kết hợp thuỷ điện, nhiệt điện, điện gió, điện mặt trời phải nhịp nhàng như lái xe trên cao tốc với bốn bánh đầy hơi, nếu một trong bốn lốp xe bị nổ hay xẹp hơi thì tai nạn như rã lưới chắc chắn sẽ xảy ra. Lượng điện tiêu thụ cũng không ổn định khi vào giờ cao điểm thì phụ tải tăng rất cao, nhưng giờ thấp điểm thì tiêu thụ điện ít hơn hẳn. Nếu điều độ cân không chính xác thì phải dùng máy phát chạy dầu phát bù thì chi phí đội lên cao vút, càng bán càng lỗ.
EVN bán điện cho vùng sâu, vùng xa, hải đảo với giá điện không khác so với thành phố, nếu làm phép tính đơn thuần thì không biết bao nhiêu đời bán, thu tiền điện ở đó mới thu hồi được vốn xây dựng đường dây chứ chưa nói gì đến lãi lỗ.
Theo Global Petrol Prices, giá bán bán điện của Việt Nam hiện chỉ bằng một nửa giá trung bình thế giới, rẻ hơn các các nước Đông Nam Á như Campuchia, Lào, Indonesia… Nếu giá điện không được chính phủ quản lý thực hiên chức năng phát triển kinh tế, xã hội thì giá điện chắc chắn tăng cao hơn nhiều khi giá nguyên liệu đầu vào như than, dầu, khí gas... tăng hơn trước rất nhiều.
Có lúc EVN phải nhờ bên nhà máy khí, điện, đạm dừng sản xuất phân đạm để dành khí gas cho máy phát điện vì khả năng bù tải rất nhanh của loại hình này.
Vậy thay vì phàn nàn trách móc vì việc giá điện tăng, nên tìm mọi cách để tăng thu nhập bù vào số tiền phải chi trả. Còn nếu chưa có cách nào thì hãy sử dụng điện thật tiết kiệm để giảm bớt chi phí.
Theo Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Cùng chuyên mục

Xóa bỏ bù chéo giá điện sinh hoạt và sản xuất: Tạo công bằng trong tiêu dùng điện

09/12/2024

Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, việc xóa bỏ bù chéo giá điện sẽ góp phần tích cực vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và phản ánh đúng đắn chi phí cung ứng cũng như tiêu dùng điện.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302