Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 05/12/2024 | 11:34 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Hoạt động ERAV

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

29/10/2024
Ngày 25/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025.
Buổi họp có sự tham dự của đại diện các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ: Cục Điều tiết Điện lực, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Vụ Dầu khí và Than.
Cùng đại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Công ty TNHH MTV Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO), Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT), Công ty Mua bán điện (EVNEPTC), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tổng công ty Đông Bắc, cùng các đơn vị liên quan khác.
Duy trì ổn định cho năm 2024
Báo cáo từ NSMO cho thấy trong 10 tháng năm 2024, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đạt 309,7 tỷ kWh, tăng trưởng 10,09% so với năm 2023. Công suất đỉnh của hệ thống điện quốc gia cũng ghi nhận mức tăng cao với công suất đỉnh ước đạt khoảng 48.955 MW, tăng 7,52% so với năm trước. Đặc biệt, tình hình thủy văn thuận lợi đã giúp sản lượng thủy điện đạt khoảng 106,1 tỷ kWh, cao hơn 12,9 tỷ kWh so với năm 2023.
Ngày 25/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài đã chủ trì buổi họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025 tại trụ sở Bộ Công Thương. - Ảnh: Minh Hạnh
Hầu hết các nhà máy nhiệt điện than duy trì sản xuất ổn định với tổng lượng than tiêu thụ ước tính khoảng 47,6 triệu tấn. Bên cạnh đó, tổng lượng khí tiêu thụ đạt 2.770 triệu m³ (khí Đông Nam Bộ) và 1.218 triệu m³ (khí Tây Nam Bộ), đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất điện cho hệ thống quốc gia. Với lượng dự trữ khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẵn có, hệ thống điện quốc gia vẫn đảm bảo khả năng cung ứng ổn định, không cần huy động LNG cho giai đoạn cuối năm.
Phát biểu tại buổi họp, ông Đặng Huy Cường - Thành viên HĐTV EVN cho biết, nhằm duy trì ổn định hệ thống điện quốc gia, EVN đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tối ưu hóa các nguồn điện hiện có. Các nhà máy nhiệt điện đã được chỉ đạo nâng cao độ tin cậy và ổn định vận hành, trong khi EVN tích cực phối hợp với TKV và Tổng công ty Đông Bắc để đảm bảo nguồn cung than ổn định.
Các dự án đầu tư về nguồn và lưới điện cũng đang được đẩy nhanh tiến độ, với 10 dự án nguồn điện đang triển khai có tổng công suất 6.793 MW, bao gồm thủy điện Ialy mở rộng, thủy điện Hòa Bình mở rộng, nhiệt điện Quảng Trạch I và các dự án điện mặt trời Phước Thái. Với các kế hoạch và biện pháp đồng bộ, EVN khẳng định cam kết cung ứng điện ổn định, đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của cả nước trong năm 2025.
Đảm bảo cung ứng điện năm 2025
Tại buổi họp, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cùng các đơn vị liên quan bày tỏ trong năm tới 2025, sẽ quyết tâm trong việc đảm bảo cung cấp đủ nhiên liệu than, khí, dầu; đảm bảo độ sẵn sàng, khả dụng cao của các tổ máy phát điện; lập các kế hoạch cung cấp điện chi tiết, cụ thể cho từng tháng, từng tuần; đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện và các dự án có trong kế hoạch được phê duyệt đảm bảo giải tỏa công suất cho các nguồn điện, giảm tải cho các đường dây, máy biến áp đang phải vận hành đầy và quá tải.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty khí Việt Nam thực hiện đồng bộ các giải pháp trong quá trình thực hiện phương án cung cấp, ưu tiên huy động khí cho sản xuất điện đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện, bảo đảm hiệu quả tối ưu của chuỗi khí - điện và lợi ích quốc gia.
Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc cho biết đã lập kế hoạch sản xuất nhằm đảm bảo ưu tiên cung cấp than đầy đủ, liên tục, đảm bảo khối lượng, chất lượng, đúng chủng loại cho các nhà máy nhiệt điện than theo các điều khoản hợp đồng đã ký để đảm bảo phát điện.
Song song với việc đảm bảo nguồn cung cho phát điện, việc thực hiện các chương trình về Quản lý nhu cầu điện và Sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả cũng là một giải pháp rất quan trọng cho hệ thống điện quốc gia không những trong năm 2025 mà cả các năm tiếp theo.
Tại buổi họp, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các Cục, Vụ liên quan trong công tác quản lý, giám sát, phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp theo chức năng nhiệm vụ được giao nhằm nâng cao công tác quản lý về năng lượng cũng như đảm bảo cung ứng điện năm 2025.
Theo Báo Công Thương 

Cùng chuyên mục

Hành trình xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) Chuyện chưa kể từ đội ngũ soạn thảo

05/12/2024

Sau hành trình gần một năm đầy nỗ lực, chiều ngày 30/11, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) với tỷ lệ đại biểu tán thành lên tới 91,65%. Thành công này đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp, thể hiện sự đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, đồng thời là minh chứng cho sự nỗ lực và tâm huyết của các cơ quan tham gia soạn thảo, trong đó Bộ Công Thương giữ vai trò chủ lực, dẫn dắt toàn bộ quá trình.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302