Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 03/10/2024 | 21:39 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Thông tin báo chí

Để EU đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng

16/09/2024
Trong Báo cáo Liên minh Năng lượng thường niên vừa công bố, Ủy ban châu Âu (EC) nhấn mạnh, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) phải tăng cường nỗ lực để đạt mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng của khối vào năm 2030.

Năng lượng gió hiện đã vượt qua khí đốt để trở thành nguồn điện lớn thứ hai của EU. Ảnh: Bloomberg
Đảm bảo ở mức đủ
Báo cáo cho biết, tất cả thành viên phải đẩy mạnh nỗ lực để đảm bảo tham vọng ở mức đủ và đảm bảo rằng EU đang đi đúng hướng trong chống biến đổi khí hậu. EC kêu gọi các quốc gia thành viên nộp Kế hoạch Năng lượng và Khí hậu quốc gia càng sớm càng tốt để giải quyết các nút thắt, thảo luận các đường hướng tốt nhất và cải thiện sự phối hợp khu vực, đồng thời cho phép thực hiện nhanh chóng và linh hoạt các mục tiêu năm 2030 của liên minh này.
EC cũng nhấn mạnh, cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các quốc gia thành viên, cũng như hội nhập thị trường và hành động chung để giải quyết các thách thức mới nổi như: gia tăng tình trạng thiếu năng lượng và chênh lệch giá năng lượng so với các đối thủ cạnh tranh khác trên toàn cầu. Báo cáo của EC cũng thừa nhận, cần xây dựng quan hệ đối tác với ngành công nghiệp để đẩy nhanh quá trình phát triển các công nghệ phát thải ròng bằng 0 và củng cố cơ sở sản xuất của EU.
Trước đó, vào tháng 10-2023, các nước EU đã thông qua mục tiêu ràng buộc là vào năm 2030 phải giảm 11,7% mức tiêu thụ năng lượng so với mức sử dụng dự kiến của cả năm dựa trên kịch bản tham chiếu năm 2020. Liên minh này cũng đặt mục tiêu vào năm 2030 giảm ít nhất 55% lượng khí thải nhà kính so với mức của năm 1990.
Tận dụng ưu thế nhiệt mặt trời
Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp công nghệ sạch châu Âu là một phần không thể thiếu của Liên minh Năng lượng, đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu về an ninh năng lượng và khử carbon.
Tuy nhiên, báo cáo nhấn mạnh tiến độ sử dụng năng lượng tái tạo trong sưởi ấm và làm mát là khiêm tốn so với ngành điện, tăng từ 18,6% năm 2012 lên 24,9% năm 2022. Trong khi đó, không có hành động cụ thể nào được thực hiện để đẩy nhanh quá trình khử carbon trong ngành nhiệt, và tiềm năng to lớn của các nguồn nhiệt tái tạo như nhiệt mặt trời, vốn được sản xuất đại trà tại châu Âu, vẫn chưa được khai thác.
Theo Solar Heat Europe, trong bối cảnh ngành nhiệt mặt trời kêu gọi ưu tiên hơn cho chương trình nghị sự khử carbon nhiệt, thì một mặt, EU phải mở rộng năng lực sản xuất của mình cho tất cả công nghệ phát thải ròng bằng 0. Trong đó, bao gồm cả những công nghệ mà EU phải chịu sự phụ thuộc chiến lược nghiêm trọng, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do tham vọng về khí hậu của EU. Mặt khác, EU phải có những hành động quyết liệt để khuyến khích triển khai nhanh hơn các công nghệ phát thải ròng bằng 0 đã được sản xuất tại châu Âu.
Theo SGGP

Cùng chuyên mục

Tuổi trẻ PV GAS cam kết tiên phong, đồng hành cùng “Hành trình năng lượng xanh”

03/10/2024

Hành trình năng lượng xanh không chỉ là một sự lựa chọn chiến lược mà còn là sứ mệnh vẻ vang của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), nhằm đảm bảo sự phát triển theo kịp thời đại, giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường và đáp ứng nhu cầu năng lượng bền vững cho đất nước.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151