Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra phân tích, đánh giá kỹ, bảo đảm khi trình Quốc hội ban hành được một đạo luật tốt, chất lượng, khả thiLuật Điện lực đã trải qua gần 20 năm triển khai thi hành và qua 3 lần sửa đổi, bổ sung một số điều (năm 2012, 2018, 2022), đến giai đoạn hiện nay cần thiết phải được sửa đổi, bổ sung trước yêu cầu phát triển của ngành điện đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng cao của nền kinh tế - xã hội và nhân dân, để thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về phát triển điện lực, yêu cầu mới của thực tiễn quản lý và để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy phát biểu tại Hội thảo. Hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận 06 nhóm vấn đề lớn: Sự cần thiết của việc sửa đổi Luật Điện lực; sự phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; quy hoạch và đầu tư phát triển điện lực nhằm bảo đảm an ninh năng lượng cho đất nước; Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới; hoàn thiện các quy định về điều kiện hoạt động điện lực và việc cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn và thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực.
Trong khuôn khổ 02 ngày diễn ra Hội thảo, các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học đều nhất trí rằng: việc sửa đổi Luật Điện lực hiện hành là vấn đề cấp thiết, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về đổi mới cơ chế, chính sách nhằm xây dựng thị trường điện, năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hóa hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh; áp dụng giá thị trường với các loại hình năng lượng; thúc đẩy đầu tư, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác; luật hóa việc điều hành giá điện…
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị, cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra phân tích, đánh giá kỹ những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật Điện lực hiện hành, những vấn đề mới, đặc biệt phải kế thừa kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển năng lượng giai đoạn 2016-2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội… bảo đảm khi trình Quốc hội ban hành được một đạo luật tốt, chất lượng, khả thi.
Đồng chí Tạ Đình Thi – Phó chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT tham gia đóng góp vào quá trình chỉnh lý, thẩm tra này
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật Điện lực
Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) Trần Việt Hoà báo cáo tóm tắt một số nội dung về Dự thảo Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) có 9 chương với 119 điều. Bao gồm: Chương I. Quy định chung bao gồm 07 điều (từ Điều 1 đến Điều 7). Chương II. Quy hoạch phát triển điện lực và đầu tư dự án điện lực bao gồm 03 mục với 18 điều. Chương III. Phát triển điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới bao gồm 10 điều (từ Điều 26 đến Điều 35). Chương IV. Giấy phép hoạt động điện lực bao gồm 23 điều (từ Điều 26 đến Điều 48). Chương V. Hoạt động mua bán điện bao gồm 03 mục với 24 (từ Điều 49 đến Điều 76). Chương VI. Vận hành, điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm 13 điều (từ Điều 77 đến Điều 89). Chương VII. Bảo vệ công trình điện lực và an toàn trong lĩnh vực điện bao gồm 03 mục với 23 điều (từ Điều 90 đến Điều 112). Chương VIII. Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện lực gồm 04 điều (từ Điều 113 đến Điều 116). Chương IX. Điều khoản thi hành gồm 03 điều (từ Điều 117 đến Điều 119). |
Quang cảnh hội thảo Kết thúc hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Tạ Đình Thi đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu đại diện cho các chuyên gia, các nhà khoa học. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào 06 nhóm chính sách được đưa ra trong Dự thảo Luật Điện lực.
Những ý kiến đóng góp đều rất xác đáng, quan trọng để cơ quan soạn thảo dự án Luật, cơ quan thẩm tra và những đơn vị hữu quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, giải trình trong quá trình hoàn thiện dự án Luật trình Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024).
Cục Điều tiết điện lực