Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 05/11/2024 | 16:51 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Việt Nam có hơn 500 công trình xanh

08/10/2024
Theo thông tin từ Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC), tính đến hết quý III/2024, Việt Nam đã có 514 công trình đạt công trình xanh.
Capital Place là tòa nhà văn phòng đầu tiên tại Hà Nội đạt chứng chỉ LEED Gold (Chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế cho công trình kiến trúc xanh).
Số lượng công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện nay đã vượt chỉ tiêu đặt ra tại Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019-2030.
Trong đó, mục tiêu đến năm 2025 đạt 80 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và đến năm 2030 đạt 150 công trình xây dựng được chứng nhận công trình xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Hiện số lượng công trình xanh ở Việt Nam đang ở mức trung bình khá trong khu vực các nước ASEAN.
Theo IFC, tổng diện tích sàn của các công trình xanh tại Việt Nam đạt hơn 12 triệu m2 sàn. Trong đó, số lượng công trình đạt chứng nhận xanh EDGE có 232 công trình, tương đương gần 5,1 triệu m2 sàn; đạt chứng nhận GREEN MARK có 51 công trình, tương đương hơn 1,9 triệu m2 sàn; đạt chứng nhận LEED có 189 công trình, tương đương hơn 4,6 triệu m2 sàn…
Tính theo tỷ lệ phần trăm các loại hình công trình, công trình công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất với hơn 39,8%; công trình nhà ở chiếm tỷ lệ hơn 34%; công trình văn phòng đạt 12,63%; cơ sở lưu trú đạt 6,25%...
Các tỉnh, thành phố tập trung nhiều diện tích sàn đạt chứng nhận xanh là: TP. Hồ Chí Minh có hơn 3,2 triệu m2; TP Hà Nội có hơn 2 triệu m2; Bình Dương có gần 1,4 triệu m2; TP Hải Phòng đạt hơn 716 nghìn m2; Bắc Ninh đạt hơn 705 nghìn m2; Hưng Yên đạt hơn 435 nghìn m2; Đồng Nai đạt hơn 328 nghìn m2; Hà Nam đạt hơn 319 nghìn m2…
Tiêu chí về công trình xanh là công trình đã được hệ thống chứng nhận công trình xanh cấp giấy chứng nhận. Các bộ công cụ phổ biến sử dụng để đánh giá, chứng nhận công trình xanh tại Việt Nam hiện nay gồm Lotus của Hội đồng Công trình xanh Việt Nam, LEED của Hội đồng Công trình xanh Mỹ, EDGE của Tổ chức tài chính Ngân hàng thế giới (IFC-World Bank), Green Mark của Hội đồng công trình xanh Singapore.
Công trình xanh được phát triển trên thế giới từ những năm 1990 và dần trở thành phong trào, xu hướng đầu tư xây dựng và quản lý vận hành của các công trình ở trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, các công trình xanh xuất hiện đầu tiên vào khoảng giai đoạn những năm 2005-2010.
Năm 2023, Việt Nam đứng thứ 28 trên thế giới về số lượng công trình xanh được đánh giá theo Tiêu chuẩn LEED về đánh giá, chứng nhận công trình xanh của Hội đồng Công trình xanh Mỹ.
Theo TKNL.

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302