Trong chuyến công tác tháp tùng Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 21 tại Nam Ninh, Trung Quốc, vào chiều ngày 23/9/2024, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi tiếp ông Trần Trọng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc.
Tại buổi gặp, ông Trần Trọng chia sẻ, Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc (CCCC) là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về phát triển cơ sở hạ tầng, với các dự án lớn trong lĩnh vực giao thông, năng lượng, bất động sản và phát triển đô thị. Tập đoàn hiện được niêm yết trên hai sàn chứng khoán Hồng Kông và Thượng Hải, và trong năm 2023 đã xếp thứ 63 trong bảng xếp hạng Fortune Global 500 với doanh thu đạt 138,3 tỷ USD.
Đặc biệt, Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc rất coi trọng phát triển thị trường Việt Nam, nơi các công ty con của CCCC đã hoạt động trong gần 30 năm, có 300/433 cán bộ nhân viên là người Việt, chiếm tỷ trọng gần 70%. Tập đoàn đã triển khai gần 30 dự án tại Việt Nam, tổng giá trị hợp đồng lên đến hơn 3 tỷ USD. Trong thời gian tới, CCCC mong muốn mở rộng hoạt động tại Việt Nam trong các lĩnh vực như năng lượng sạch, tư vấn thiết kế và quy hoạch.
Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc rất coi trọng phát triển thị trường Việt Nam, mong muốn phát triển các lĩnh vực năng lượng sạch, lĩnh vực tích năng, tư vấn thiết kế và quy hoạch.Phản hồi đối với các ý kiến của Lãnh đạo Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long bày tỏ sự hoan nghênh đối với các đề xuất hợp tác của Tập đoàn, nhấn mạnh mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc đang phát triển tích cực, với nhiều chuyến thăm cấp cao và các thỏa thuận kinh tế quan trọng được ký kết.
PauseMute
Fullscreen
Thứ trưởng cũng khẳng định năng lượng là một trong những lĩnh vực then chốt trong quan hệ hợp tác song phương. Theo Quy hoạch điện VIII của Việt Nam, để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 7%/năm đến năm 2030, ngành năng lượng cần tăng trưởng 12 - 14%/năm. Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tin rằng các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam trong tương lai.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tin tưởng Tập đoàn Xây dựng Giao thông Trung Quốc tại Việt Nam sẽ tiếp tục gặt hái được nhiều thành quả trong tương lai.Cũng theo thông tin từ Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc duy trì đà phát triển mạnh mẽ, ngày càng đi vào chiều sâu. Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và là đối tác thương mại toàn cầu lớn thứ 5 của Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại song phương năm 2023 đạt 171,9 tỷ USD và 8 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt kim ngạch 38,2 tỷ USD, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, đây cũng là mức kim ngạch xuất khẩu trong 8 tháng sang Trung Quốc cao nhất của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2024, đánh dấu một bước tiến vượt bậc trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Cụ thể, Việt Nam đã xuất khẩu tổng cộng 41 mặt hàng chủ lực sang Trung Quốc. Trong đó có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, với tổng giá trị 31,5 tỷ USD, chiếm 82% tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa sang nước này.
Điện thoại và linh kiện đứng đầu danh sách, là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất với 8,97 tỷ USD, dù giảm nhẹ 0,2% so với cùng kỳ. Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện xuất khẩu cũng đạt 7,84 tỷ USD, giảm 10,1% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, các mặt hàng cao su và xơ sợi dệt của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cũng chứng kiến sự suy giảm. Cao su giảm 7,9%, đạt 1,14 tỷ USD, còn xơ sợi dệt giảm 7%, đạt 1,4 tỷ USD.
Theo Báo Công Thương