Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ bảy, 05/10/2024 | 22:33 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

PVPGB triển khai áp dụng CMMS trong bảo dưỡng sửa chữa nhà máy điện

25/08/2024
Chiều ngày 22/8, tại Hà Nội, Chi nhánh phát điện Dầu khí (Chi nhánh - PVPGB) tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị trong ngành dầu khí về triển khai áp dụng hệ thống quản lý bảo dưỡng sửa chữa bằng máy tính (CMMS).
Hội thảo được PVPGB tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của Ban Điện và Năng lượng tái tạo Tập đoàn, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) và IBM Việt Nam…
Giám đốc PVPGB Hồ Công Kỳ phát biểu khai mạc hội thảo.
Chi nhánh Phát điện hiện đang quản lý, điều hành sản xuất 02 Nhà máy Nhiệt điện có công suất lớn nhất Tập đoàn với sản lượng điện thương phẩm trung bình từ 10 - 24 tỷ kWh/năm; với mục tiêu đến năm 2030 đạt sản lượng điện lớn nhất ngành Dầu khí với công suất khoảng 5.000 MW. Công tác bảo dưỡng sửa chữa đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo hệ thống máy móc thiệt bị, tăng thời gian khả dụng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các nhà máy điện của Chi nhánh. Nhận thức được điều đó, Chi nhánh xác định xây dựng công tác bảo dưỡng sửa chữa cần khoa học, có hệ thống.
Chuyên gia BSR giới thiệu hệ thống quản lý công tác bảo dưỡng sửa chữa Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
Chuyên gia của BSR chia sẻ kinh nghiệm quản lý vật tư.
Chuyên gia công tác bảo dưỡng tổng thể NM Lọc dầu Dung Quất giới thiệu công tác chuẩn bị bảo dưỡng nhà máy.
Chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện hệ thống phần mềm CMMS, BSR giới thiệu đã ứng dụng thực tiễn trong công tác bảo dưỡng sửa chữa; công tác chuẩn hóa, quản lý vật tư tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Hiện nay, công tác quản trị bằng công nghệ số trong bảo dưỡng sửa chữa tại Nhà máy đạt giai đoạn thứ 3 với việc ứng dụng công nghệ số hoàn toàn trong việc lập, phê duyệt phiếu công tác, quản lý vật tư, tự động phân bổ vật tư cần thiết…
Chuyên gia của PV Power giới thiệu công tác chuẩn hóa vật tư trong bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện.
Đại diện cho PV Power cũng giới thiệu công tác chuẩn hóa vật tư, thiết bị thay thế tại các nhà máy điện của Tổng Công ty. Trong đó, nêu rõ những vấn đề hay gặp phải khi nhập thông tin cho 22 ngàn vật tư thay thế của 7 nhà máy điện các loại. Từ đó xây dựng cơ sở dùng chung vật tư thay thế, linh hoạt và nâng cao hiệu quả trong công tác bảo dưỡng sửa chữa.
Ông Nguyễn Tuấn Khang - Công ty IBM Việt Nam giới thiệu xu hướng công nghệ số trong quản trị vật tư, bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy.
Đại diện Công ty IBM Việt Nam giới thiệu xu hướng công nghệ số trong quản trị vật tư, bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy hiện đại trên thế giới. Theo đó, công tác quản trị được xác định là công tác quản trị tài sản của doanh nghiệp với 3 cấp độ và 4 giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là chuẩn hóa quản lý vật tư, lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa; Giai đoạn thứ hai là tích hợp các hệ thống quản lý, báo cáo, kết nối hệ thống quản trị doanh nghiệp cùng hệ thống số của doanh nghiệp; Giai đoạn 3 là sử dụng công nghệ AI, Big Data nhằm tự động hóa một số khâu trong bảo dưỡng sửa chữa, quản lý vật tư, tự động ra một số lệnh cần thiết giúp doanh nghiệp rút ngắn thời gian xử lý công việc; Giai đoạn 4 tích hợp toàn bộ các công tác quản trị, sản xuất vận hành, bảo dưỡng sửa chữa tự động, tiến tới doanh nghiệp số, nhà máy số hóa và tự động hóa toàn bộ. IBM sẵn sàng hỗ trợ chuyển giao công nghệ quản lý, triển khai số hóa trong công tác bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện trong Tập đoàn.
Các đại biểu thảo luận sôi nổi tại hội thảo.
Các chuyên gia và đại diện các đơn vị thống nhất về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong doanh nghiệp; thẳng thắn trao đổi kinh nghiệm thực tế triển khai sử dụng công nghệ, chuyển đổi số trong bảo dưỡng sửa chữa, quản trị vật tư tại các nhà máy.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Hoàng Quyết Thắng - Phó Giám đốc PVPGB đánh giá cao tính thiết thực từ bài học kinh nghiệm của các đơn vị đã chia sẻ; thể hiện quyết tâm, nỗ lực làm tốt hơn nữa công tác bảo dưỡng sửa chữa, quản trị vật tư các nhà máy điện của Chi nhánh. PVPGB kiến nghị Tập đoàn phương án tích hợp hệ thống số, tiến tới sử dụng chung hệ thống vật tư, thiết bị các nhà máy điện của Tập đoàn.
Phó giám đốc PVPGB Hoàng Quyết Thắng phát biểu tại hội thảo.
Ông Hồ Công Kỳ - Giám đốc PVPGB hy vọng các đơn vị trong Tập đoàn tiếp tục chia sẻ tích cực các kinh nghiệm, giúp đội ngũ quản lý bảo dưỡng sửa chữa của Chi nhánh tránh được những lối mòn, vượt qua khó khăn trong công tác bảo dưỡng sửa chữa các nhà máy điện do Tập đoàn làm chủ đầu tư.
Theo PVN.

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151