Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ ba, 17/09/2024 | 05:06 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin thị trường điện

Đôi nét về ngành điện Triều Tiên

18/07/2024
Với nguồn tài nguyên than đá và thủy điện dồi dào, trong suốt chặng đường phát triển, Triều Tiên đã xây dựng được một hệ thống điện có quy mô lớn dựa vào nguồn tiềm năng sẵn có.
Với nguồn tài nguyên than đá và thủy điện dồi dào, trong suốt chặng đường phát triển, Triều Tiên đã xây dựng được một hệ thống điện có quy mô lớn dựa vào nguồn tiềm năng sẵn có.
Từ vài chục năm trước, Triều Tiên đã triển khai thành công dự án Nhà máy thủy điện Sup'ung, nằm ở phía Tây Bắc đất nước, thuộc trong những nhà máy thủy điện lớn của châu Á vào thời điểm ấy. 
Điện than bắt đầu được triển khai mạnh mẽ tại quốc gia này vào khoảng những năm 1970. So với thủy điện, thuở ban đầu điện than có phần lợi thế do mức độ tiện dụng, có thể xây dựng nhà máy gần trung tâm công nghiệp và dân cư. Chi phí ban đầu cho điện than lúc ấy cũng thấp hơn, thời gian thi công dự án ngắn hơn, khả năng cung ứng ổn định hơn thủy điện, nhất là vào những lúc hạn hán, lượng mưa thấp hay mùa đông lạnh giá.  
Vào đầu những năm 1990, Chính phủ Triều Tiên cho xây dựng nhiều nhà máy điện, trong đó có nhà máy thủy điện T'aech'n ở phía Tây Bắc đất nước. Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất nước này. Bên cạnh đó, có nhiều dự án nhà máy thủy điện khác như: Kmgang-san, Hch'n, Nam-gang, Kmyagang, Orang-ch'on…
Về nhiệt điện than, Triều Tiên cũng triển khai xây dựng nhiều nhà máy quy mô lớn trong cùng thời gian trên như: Nhà máy Đông P'yongyang, Nhà máy điện Hamhung. Một vài nhà máy điện được xây dựng với sự hợp tác của các chuyên gia Trung Quốc, nhất là những dự án nằm dọc sông Yalu. 
Triều Tiên có nhà máy điện than rất lớn mang tên Pukchang nằm ở hạt Pukchang thuộc tỉnh Pyongan, thủ phủ than đá ở phía Nam lãnh thổ. Công suất của Nhà máy Pukchang có thời điểm xấp xỉ tương đương ½ tổng công suất nhiệt điện cả nước. 
Ngoài ra, Triều Tiên còn có một số nhà máy điện dầu tại vùng tiếp giáp biên giới với Nga, trong đó có nhà máy điện dầu Unggi với công suất thiết kế khoảng 200 MW.
Không may là trữ lượng dầu mỏ của Triều Tiên khá thấp. Để duy trì các nhà máy điện dầu là cả một sự nỗ lực vượt bậc. Trong thời gian dài, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Triều Tiên buộc phải nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ từ Trung Quốc, Nga và Iran nhằm duy trì hoạt động cho các nhà máy điện dầu và lĩnh vực giao thông vận tải.
Trong những thời điểm khó khăn về năng lượng, ngành điện Triều Tiên đã có nhiều nỗ lực và giải pháp, trong đó có việc thúc đẩy nghiên cứu, xây dựng những nhà máy điện than quy mô vừa và nhỏ, đồng thời áp dụng các biện pháp gia tăng sản lượng khai thác than, đảm bảo nguồn cung cho phát điện. 
Bên cạnh đó, nhiều nhà máy thủy điện vừa và nhỏ cũng được nghiên cứu xây dựng trong những năm qua ở các thung lũng, vùng đồng bằng và dọc các con sông trên cả nước. Nhiều công trình có công suất nhỏ giao động từ 20-30 kW, nhưng có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ tại chỗ cho các khu vực dân cư một cách hiệu quả.
Ở các vùng nông thôn, điện sinh khối khá phát triển, tận dụng tốt nguồn khí mê-tan từ các chất thải nông nghiệp và sinh hoạt. Mặc dù công suất không lớn, mô hình này cũng góp phần giải quyết nhu cầu điện tại chỗ cho người dân ở một số khu vực. Trên thực tế không có số liệu thống kê chính xác, nhưng theo các chuyên gia, tổng công suất điện sinh khối tại Triều Tiên ước đạt từ 100000 đến 120000 kW.
Trong những năm gần đây, trước những biến động giá cả nhiên liệu trên thị trường thế giới, Triều Tiên tập trung phát triển các mô hình phát điện nhỏ, mang tính tự cung tự cấp, tự sản tự tiêu, thuận tiện cho việc lắp đặt, tiết kiệm chi phí đầu tư, nhất là ở những vùng có địa hình không thuận lợi cho phát triển các dự án điện lớn.
Mặc dù có nhiều nỗ lực và giải pháp nhằm giải quyết tình trạng thiếu điện, ngành điện Triều Tiên vẫn phải đối mặt với những khó khăn và tình hình thiếu điện ở một số vùng khó giải quyết triệt để. Theo các chuyên gia, những nguyên nhân chính có liên quan đến khả năng tiếp cận nguồn vốn đầu tư và công nghệ cho hệ thống điện, những sự cố nhà máy và thiết bị, cùng với giá cả nhiên liệu biến động, cũng như đôi khi điều kiện thời tiết có ảnh hưởng nhất định đến cơ cấu nguồn phát, khi mà sản lượng thủy điện giảm mạnh vào mùa đông do sông suối bị đóng băng…
Trong những năm gần đây, trước sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ điện năng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, Triều Tiên có chủ trương đẩy mạnh phát triển điện mặt trời nhằm đáp ứng đủ sản lượng phục vụ hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. 
Hiện nay tại Triều Tiên, các nhà máy, xí nghiệp, trụ sở cơ quan công quyền và doanh nghiệp lắp đặt rất nhiều pin năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời đã dần trở thành nguồn bổ sung hiệu quả, hỗ trợ ổn định hệ thống điện. 
Cùng với tăng trưởng điện mặt trời, các dịch vụ tiện ích cũng phát triển theo không chỉ ở các thành phố mà còn được mở rộng tới các địa phương, vùng nông thôn, miền núi, nơi mà lưới điện quốc gia chưa thể tiếp cận.  
Vì mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, Đảng Lao động Triều Tiên đã nghiên cứu và đưa ra chủ trương tăng cường phát triển điện năng lượng mặt trời nhằm đa dạng hóa nguồn cung ứng.
Chủ tịch Kim Jong Un đã kêu gọi ngành điện lực nỗ lực hơn nữa nhằm cung cấp đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đồng thời kêu gọi người dân chung tay sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo các chuyên gia, ngành điện Triều Tiên đã trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau, đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc tiếp cận nguồn vốn và công nghệ tiên tiến từ các quốc gia phát triển. 
Ước tính tổng công suất điện mặt trời tại Triều Tiên hiện nay đạt khoảng 10000 MW. Bình Nhưỡng có kế hoạch phát triển thêm khoảng 5000 MW công suất điện năng lượng tái tạo từ nay đến năm 2044, theo đó tập trung vào phát triển điện gió và điện mặt trời.  
Được biết tổng sản lượng điện năng tiêu thụ của Triều Tiên mỗi năm khoảng 13,93 tỷ kWh, tương đương mức tiêu thụ xấp xỉ 534 kWh/người/năm. Nhu cầu tiêu thụ điện năng tại Triều Tiên đạt mức tăng trưởng bình quân từ 8-15% tùy từng giai đoạn.
Hàng năm, Triều Tiên xuất khẩu sang Trung Quốc sản lượng điện khoảng 500 GWh, tương đương xấp xỉ 3% tổng sản lượng điện và thu về cho ngân sách quốc gia gần 20 triệu USD.
Trong thời gian tới, ngành điện Triều Tiên sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực nhằm vượt qua những khó khăn để đảm bảo cung ứng điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Việt Phương
(Nguồn: https://www.reuters.com
https://ourworldindata.org
https://www.iea.org
https://www.38north.org/2023
https://www.bing.com)

Cùng chuyên mục

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151