Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Chủ nhật, 10/11/2024 | 15:13 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Tin tức

Nga đặt niềm tin rất lớn vào thị trường năng lượng ASEAN

09/09/2023
Các công ty năng lượng của Nga có thể sẽ tiếp cận thị trường năng lượng của các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nơi thu hút đến 170 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài cho mỗi năm.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói chuyện với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Nga ở Singapore, ngày 14 tháng 11 năm 2018
Đây là lời tiết lộ của ông Ivan Polykov - Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Nga-ASEAN, tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh và Đầu tư ASEAN, tổ chức ở thủ đô Jakarta của Indonesia. Theo ông, thông qua xây dựng một nền tảng chung, giới doanh nghiệp năng lượng Nga sẽ tìm được cầu nối đến thị trường năng lượng Đông Nam Á.
Ông nói: “Nền tảng an ninh năng lượng chung của Nga và các nước ASEAN sẽ giúp các công ty Nga tiếp cận thêm một thị trường lấy kinh tế làm trọng tâm, một khu vực có mức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lên đến 170 tỷ USD/năm”.
Thống kê về xuất nhập khẩu và đầu tư vào các dự án khu vực cho thấy, doanh thu của thị trường năng lượng ASEAN ước tính đạt 300-400 tỷ USD/năm. Do đó, theo ông: “Một khoản đầu tư trị giá 170 tỷ USD là một mục tiêu khả thi nếu có lối tiếp cận đúng đắn”.
Ông Polyak cho biết, hoạt động của nền tảng này sẽ thu hút sự quan tâm lớn của tất cả các quốc gia trong khu vực, vì nó cho phép thực hiện các phương pháp tiếp cận cụ thể trong thực tế chứ không chỉ để nằm trên giấy tờ, giúp đảm bảo an ninh năng lượng và tính toàn diện của hoạt động.
Ông Polyak cho biết thêm: Nền tảng an ninh năng lượng chung Nga-ASEAN sẽ tập hợp các cơ chế phức tạp nhằm hỗ trợ thảo luận về chiến lược năng lượng đúng đắn trong thời gian hơn 30 năm. Nền tảng này sẽ hỗ trợ cung - cầu với mức hợp lý, phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo nguồn cung năng lượng liên tục và an ninh năng lượng trong khu vực. Nền tảng cũng tập trung phát triển những chương trình net zero và năng lượng thay thế, chủ yếu là năng lượng hạt nhân, hydro và năng lượng mặt trời.

Indonesia đang thúc đẩy tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh lương thực giữa ASEAN và Nga trong Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN với Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tại Jakarta (13/7)
Theo ông, một khía cạnh quan trọng cho hoạt động của nền tảng an ninh năng lượng Nga-ASEAN, là chương trình nghiên cứu và giáo dục quốc tế với tiêu đề "Hành động trong Bối cảnh Chuyển dịch Năng lượng" (Implementation of the Changing Energy Landscape). Chương trình có sự tham gia của Cơ quan Năng lượng Nga, Đại học Kinh tế Quốc dân St. Petersburg, Quỹ Ngoại giao công Gorchkov và gã khổng lồ khí đốt Gazprom.
Các chuyên gia năng lượng công tác tại các Bộ của các nước ASEAN, cũng như các công ty năng lượng và trung tâm nghiên cứu, sẽ được mời đến Nga và tham dự chương trình đào tạo tại chỗ. Mục tiêu của chương trình là mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học và công nghệ, thiết lập quan hệ kinh doanh và tổ chức hoạt động cho dự án.
Theo ông Ivan Polykov, chương trình sẽ tập trung trao đổi về những chủ đề sau: An ninh năng lượng, xu hướng ngày nay và lâu dài trên thị trường năng lượng quốc tế, ngành dầu khí của Nga trong bối cảnh quốc tế và những vấn đề chính trong quan hệ năng lượng giữa Nga và các quốc gia ASEAN. "Một trong những nhiệm vụ chính của chương trình là cho các đối tác của chúng tôi biết về những năng lực quan trọng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước không chỉ tham gia vào hoạt động thăm dò và phát triển các mỏ dầu khí, mà còn tham gia vào cả những dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn", ông Polyak nhấn mạnh.
Theo Petrotimes  

Cùng chuyên mục

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

09/11/2024

Việt Nam, với tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi dồi dào, đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành một điểm sáng về năng lượng tái tạo tại Đông Nam Á. Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII), được phê duyệt vào tháng 5/2023, Việt Nam đặt mục tiêu đạt 6.000 MW công suất điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Tuy nhiên, hơn một năm trôi qua, chưa có dự án nào được chính thức phê duyệt hoặc giao đầu tư. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để đưa các dự án này từ bản vẽ ra thực tế?

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302