Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 05/12/2024 | 00:37 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Thông tin báo chí

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Thông tư giá điện gió, điện mặt trời mới

31/08/2023
Bộ Công Thương đang xây dựng và lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện và xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện nhà máy điện mặt trời, điện gió.

Bộ Công Thương đang xây dựng và lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện và xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện nhà máy điện mặt trời, điện gió
Theo đó, đối tượng áp dụng tại dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện và xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện nhà máy điện mặt trời, điện gió là Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cá nhân, tổ chức tham gia triển khai đầu tư, xây dựng các nhà máy điện mặt trời, điện gió, điện sử dụng chất thải rắn, điện sinh khối trừ các nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2022/TT-BCT ngày 3/10/2022 của Bộ Công Thương quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Dự thảo Thông tư gồm 3 chương, 15 điều và 1 phụ lục bao gồm:
Chương I. Quy định chung (bao gồm Điều 1 và Điều 2) quy định về Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; Giải thích từ ngữ.
Chương II. Phương pháp xây dựng khung giá phát điện (từ Điều 3 đến Điều 9) quy định về: Nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện; Phương pháp xác định giá phát điện của nhà máy điện mặt trời chuẩn; Phương pháp xác định giá phát điện của nhà máy điện gió chuẩn.
Chương III. Trình tự, thủ tục xây dựng và ban hành khung giá phát điện (bao gồm Điều 10 và Điều 11) quy định về trình tự xây dựng và ban hành khung giá phát điện và hồ sơ đề nghị phê duyệt khung giá phát điện.
Chương V. Điều khoản thi hành (từ Điều 12 đến Điều 15) quy định về trách nhiệm của Bộ Công Thương, Cục Điều tiết điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam; quy định về Hiệu lực thi hành.
Nhiều điểm tương đồng với khung giá phát điện của các dự án chuyển tiếp
Dự thảo Thông tư của Bộ Công Thương nêu rõ, phương pháp xây dựng khung giá phát điện tương tự như phương pháp xây dựng khung giá áp dụng cho các dự án chuyển tiếp quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT chỉ khác về lựa chọn thông số đầu vào để tính toán khung giá, cụ thể:
Các thông số công suất lắp đặt, đời sống kinh tế dự án, thời gian trả nợ, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/vốn vay, tỷ suất lợi nhuận, hệ số phân bố chuẩn tương ứng với điện năng kỳ vọng đối với điện gió được quy định tương tự như quy định tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT.
Các thông số suất đầu tư, tỷ lệ vốn vay ngoại tệ, tỷ lệ chi phí vận hành bảo dưỡng (O&M) và thông số tính toán sản lượng điện bình quân nhiều năm nhà máy điện mặt trời chuẩn, nhà máy điện gió chuẩn được lựa chọn trên cơ sở tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn để đảm bảo tính phổ quát, cập nhật được số liệu trên thế giới thay vì sử dụng số liệu quá khứ của các nhà máy điện.
Lãi suất vốn vay nội tệ và Lãi suất vốn vay ngoại tệ được xác định theo số liệu thống kê của các tổ chức tín dụng.

Phương pháp xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy điện gió, điện mặt trời mới tương tự như quy định cho các dự án chuyển tiếp, chỉ khác về lựa chọn thông số đầu vào để tính toán khung giá
Xác định giá điện mặt trời theo cường độ bức xạ từng miền
Theo Cục Điều tiết điện lực, tại dự thảo Thông tư này việc lựa chọn quy mô công suất cho nhà điện mặt trời chuẩn, điện gió chuẩn được xác định trên cơ sở quy mô công suất phổ biến trong các dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió được lựa chọn nhà đầu tư theo Quy hoạch điện VIII, do hiện nay trong Quy hoạch điện VIII không quy định công suất của dự án nhà máy điện mặt trời, điện gió cụ thể, chỉ quy định tổng công suất theo từng vùng miền.
Về cơ sở lựa chọn đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) trong định nghĩa các loại hình điện gió trong đất liền, điện gió trên biển, định nghĩa các loại hình điện gió trong đất liền, điện gió trên biển sử dụng trong dự thảo Thông tư tương tự định nghĩa các loại hình điện gió này tại Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam.
Về việc tính khung giá phát điện loại hình nhà máy điện mặt trời theo miền Bắc, miền Trung và miền Nam, Cục Điều tiết điện lực lý giải, Quy hoạch điện VIII khuyến khích, ưu tiên phát triển năng lượng mặt trời tại miền Bắc, nơi có cường độ bức xạ mặt trời thấp hơn nhiều so với miền Trung và miền Nam. Do đó để khuyến khích đầu tư nhà máy điện mặt trời tại miền Bắc, cần có cơ chế khung giá cao hơn (do sản lượng điện năng nhận được thấp) miền Trung và miền Nam. Theo nội dung tại dự thảo Thông tư, khung giá phát điện sẽ được xác định trên cơ sở cường độ bức xạ mặt trời của từng miền.
Về việc tham khảo số liệu của các tổ chức tư vấn đối với các thông số đầu vào để tính toán khung giá, theo quy định tại Luật Điện lực, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị tính toán khung giá, trình Bộ Công Thương thẩm định và ban hành. Do đó, dự thảo Thông tư tiếp tục quy định EVN xây dựng và EVN có thể lựa chọn các tổ chức, đơn vị tư vấn phù hợp để thu thập số liệu đầu vào.
Về việc xem xét, thành lập Hội đồng tư vấn để thẩm định kết quả tính toán khung giá do EVN trình, Cục Điều tiết điện lực cho biết đã tiếp thu và chỉnh sửa dự thảo Thông tư. Cụ thể, trường hợp cần thiết, đặc biệt những năm có nhiều nhà máy điện mặt trời, điện gió thỏa thuận giá điện với EVN, Bộ Công Thương sẽ thành lập Hội đồng tư vấn để thẩm định kết quả tính toán khung giá do EVN trình.
Ngày 30/12/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3004/QĐ-BCT ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2023, trong đó giao Cục Điều tiết điện lực xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió (dự thảo Thông tư) trình ký ban hành vào tháng 11/2023.
Ngày 25/1/2022, Cục Điều tiết điện lực đã có văn bản số 18/BC-ĐTĐL báo cáo Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xin ý kiến đối với nội dung dự thảo Thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện và xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện nhà máy điện mặt trời, điện gió. Ngày 18/2/2022, Văn phòng Ban cán sự đảng đã có văn bản số 278-CV/VPBCSĐ về ý kiến góp ý của các thành viên Ban cán sự đảng về nội dung dự thảo Thông tư.
Ngày 3/10/2022, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp.
Trên cơ sở ý kiến góp ý của các thành viên Ban cán sự đảng về nội dung dự thảo Thông tư tại văn bản số 278-CV/VPBCSĐ và nguyên tắc xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp tại Thông tư số 15/2022/TT-BCT, Cục Điều tiết điện lực đã tiếp thu, hoàn thiện nội dung quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện nhà máy điện mặt trời, điện gió tại dự thảo Thông tư.
Theo Tạp chí Công Thương

Cùng chuyên mục

Động lực và kỳ vọng từ Luật Điện lực (sửa đổi) năm 2024

04/12/2024

Dư luận ghi nhận, đánh giá cao những nỗ lực của tập thể, cá nhân tham gia soạn thảo Luật Điện lực (sửa đổi) và đặt nhiều kỳ vọng khi dự án Luật được thực thi.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302