Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ năm, 10/10/2024 | 15:08 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Phát triển năng lượng

Dự án LNG lớn nhất và tham vọng của Qatar trong tương lai

18/07/2023
Toàn bộ 40% lượng LNG được tung ra thị trường vào năm 2029 sẽ đến từ Qatar, Bộ trưởng Bộ Năng lượng của nước này và Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Công ty dầu khí quốc gia Qatar, QatarEnergy, mới đây tuyên bố.
"Khí đốt sẽ luôn cần thiết với vai trò là nhiên liệu hóa thạch sạch nhất để sản xuất điện và cung cấp năng lượng cho các nhà máy sản xuất và công nghiệp. Chúng ta phải có sự cân bằng giữa những gì chúng ta cần và cách chúng ta có thể quản lý nó một cách hợp lý. Và nếu bạn nhìn vào những gì chúng tôi đang làm ở Qatar, chúng tôi đang tăng sản lượng lên 126 triệu tấn mỗi năm (MTPA) và có thêm 16-18 MTPA từ Mỹ sẽ đến vào năm tới. Chúng tôi đang làm điều đó một cách có trách nhiệm nhất đối với lượng khí thải liên quan đến quá trình cô lập CO2", ông Al-Kaabi cho biết trong buổi "Đối thoại lãnh đạo" được tổ chức như một phần của Hội nghị và Triển lãm Quốc tế lần thứ 20 về khí tự nhiên hóa lỏng.
Năm ngoái, Australia nổi lên là nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, vận chuyển 82,0 triệu tấn (Mt) LNG trị giá 63 tỷ USD, một kỷ lục thế giới mới. Con số đó đã làm lu mờ 81,2 Mt do Qatar xuất khẩu và 79,1 Mt của Mỹ.
Tuy nhiên, việc chính phủ Australia tăng cường giám sát việc xuất khẩu theo quy định, bao gồm khả năng ưu tiên khí đốt cho các dự án LNG được chuyển hướng sang thị trường nội địa, có thể ảnh hưởng tới việc duy trì vị trí dẫn đầu của nước này.
Gần đây, chính phủ Australia đã can thiệp mạnh mẽ hơn vào thị trường khí đốt địa phương. Năm ngoái, sau cuộc khủng hoảng năng lượng ở bờ biển phía đông, chính phủ liên bang đã củng cố Cơ chế an ninh khí đốt nội địa (ADGSM), giúp cơ quan này có thêm quyền lực để hạn chế xuất khẩu LNG.
Qatar có trữ lượng khí đốt lớn thứ 3 trên thế giới (sau Nga và Iran). Tháng 11/2022, thỏa thuận trị giá hơn 60 tỉ USD đã được ký kết để QatarEnergy cung cấp LNG cho Sinopec ở mức 4 triệu tấn/năm trong 27 năm, bắt đầu từ năm 2026.
Vào thời điểm đó, đây là hợp đồng cung cấp LNG dài nhất của Trung Quốc và là một trong những hợp đồng lớn nhất về khối lượng.
Theo giám đốc điều hành QatarEnergy (cũng là Bộ trưởng Năng lượng Qatar), Saad al-Kaab, đây cũng là thỏa thuận cung cấp đầu tiên được công bố cho dự án mỏ North Field của tiểu vương quốc.
Việc có được những thỏa thuận lớn và dài hạn như vậy với Qatar mang lại cho Trung Quốc những lợi thế quan trọng, chuyên gia Simon Watkins của trang Oilprice nhận định.
Trước đó, kể từ tháng 6/2022 - 7/2022, Qatar Energy đã công bố những đối tác nước ngoài tham gia vào dự án mở rộng North Field (North Dome). Giai đoạn 1 của dự án với mục tiêu phát triển khu vực phía Đông của mỏ khí đốt sẽ chào đón sự góp mặt của 5 ông lớn năng lượng thế giới, gồm TotalEnergies, Exxon Mobil, Eni, Conoco Phillips và Shell. Qatar dự kiến khai thác được 110 triệu tấn LNG vào năm 2027
Trong khi đó, việc mua LNG của Mỹ và châu Âu gần đây đã giảm dần, với khối lượng của tháng 6 đạt 4,15 triệu tấn, giảm từ 5,63 triệu tấn trong tháng 5.
Dự trữ khí đốt của châu Âu, bao gồm cả ở Vương quốc Anh, đã tăng nhanh chóng và hiện đã đạt 889 terawatt giờ (TWh), theo dữ liệu từ Cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu.
Dự trữ hiện cao hơn 246 TWh - tăng 38% so với mức trung bình theo mùa 10 năm, mặc dù thặng dư đã thu hẹp từ 280 TWh - tăng 81% trong tháng 3.
Theo Petrotimes

Cùng chuyên mục

Ngành than đóng góp ngân sách trên 280 nghìn tỷ đồng trong 30 năm hoạt động

10/10/2024

Nhờ phát huy hiệu quả sản xuất, kinh doanh trong hành trình xây dựng và phát triển 30 năm, Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nộp ngân sách với số tiền trên 280 nghìn tỷ đồng.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.806
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.866
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.167
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.729
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.050
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.151