Hàng trăm công nhân xây dựng đang làm việc cật lực trong một dự án thủy điện tích năng trên dãy núi Alps của Áo, giúp đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu đã làm giảm sản lượng điện vốn phụ thuộc rất nhiều vào nước của quốc gia này. Ảnh: AFPÁo hiện đang cho gấp rút xây dựng nhà máy thủy điện tích năng Limberg 3, dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2025 để tích trữ điện nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện cao điểm và giảm thiểu tác động của sự biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ngày càng thất thường.
Klaus Hebenstreit, giám đốc điều hành của nhà sản xuất điện Verbund cho biết. "Chúng tôi muốn chuẩn bị thật tốt vì lượng nước có trong năm đang sụt giảm".
Theo Roman Neunteufel, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Tài nguyên thiên nhiên và Khoa học Đời sống, Áo: “Hạn hán kéo dài hai năm đã tấn công nước Áo. Mực nước chưa bao giờ thấp như hiện nay”.
Năm 2022, các sông băng trên dãy Alps đã bị mất một khối lượng băng kỷ lục, do lượng băng tuyết hình thành trong mùa đông rất thấp, mùa hè nóng bức, cũng như sự tích tụ của bụi sa mạc Sahara do gió thổi.
Công ty Verbund tiếp tục đổ hàng tỷ euro vào sản xuất thủy điện dù các nhà hoạt động môi trường cho rằng các con đập và nhà máy thủy điện có tác động lớn đến môi trường. Verbund cũng đang xem xét các lựa chọn thay thế. Klaus Hebenstreit Hebenstreit cho biết: "Thủy điện vẫn sẽ tiếp tục đóng vai trò cực kỳ quan trọng với chúng tôi nhưng chúng tôi cũng muốn phát triển thêm điện mặt trời và gió. Chúng tôi đang nỗ lực đa dạng hóa".
Nước Áo đặt mục tiêu sử dụng toàn bộ điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030, nhưng đã chậm phát triển năng lượng gió và mặt trời (vốn chỉ chiếm 13% sản lượng điện của nước này).
Roman Neunteufel cho biết: “Năng lượng mặt trời rất dồi dào vào mùa hè nhưng sản lượng lại quá thấp vào mùa đông - chính xác là khi chúng ta cần sưởi ấm. Với điện gió, việc lập kế hoạch thậm chí còn khó khăn hơn. Có thể có những ngày chẳng có chút gió nào”.
Năm 2022, lần đầu tiên nước Áo đã phải nhập khẩu điện.
Theo EVN