Bộ Công Thương - Cục điều tiết điện lực

Thứ sáu, 06/12/2024 | 17:36 GMT +7

  • facebook | 024.221.47474

Nghiên cứu đào tạo

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa quy trình bằng Robots (RPA) triển khai trợ lý ảo trong công tác đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải

11/12/2023
Công nghệ đã đóng một vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ chuyển đổi số mà EVNNPT không phải là ngoại lệ. Việc nghiên cứu ứng dụng RPA – AI để triển khai và ứng dụng trong công tác quản lý điều hành là cần thiết và là xu hướng tất yếu trong lộ trình phát triển công nghệ thông tin tại Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) trong đó có Ban Quản lý dự án các công trình điện Miền Trung (CPMB) sẽ góp phần từng bước hoàn thành nhiệm vụ hiện đại hóa, chuyển đổi số tại CPMB và EVNNPT.
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tự động hóa quy trình bằng Robots (RPA) triển khai trợ lý ảo trong công tác đầu tư xây dựng lưới điện Truyền tải
Chuyển đổi số là yếu tố chính thay đổi cách thức các doanh nghiệp (DN) tạo ra giá trị và đạt được lợi thế cạnh tranh. Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) trong những năm gần đây là một trong những đơn vị luôn dẫn đầu về công tác Chuyển đổi số, ứng dụng khoa học kỹ thuật và quản lý điều hành.
HIện nay, có rất nhiều công nghệ mới được ứng dụng trong các lĩnh vực như công nghệ tự động hóa quy trình bằng Robot (RPA), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ nhận dạng ký tự quang học (OCR)... trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0). Các nghiệp vụ “tay chân” thường nhật tại đơn vị đã không còn cần đến sự tham gia của con người mà được thay thế bởi các công cụ, phần mềm, với tốc độ và độ chính xác vượt trội. Ở Việt Nam, một số DN bước đầu tiếp cận và áp dụng công nghệ RPA, OCR và AI vào công tác quản lý điều hành của mình. Cụ thể như Ngân hàng và tài chính: RPA được sử dụng để tự động hoá các tác vụ như xử lý thanh toán, xác minh tín dụng và dịch vụ khách hàng; Sản xuất: RPA được sử dụng để tự động hoá các tác vụ như kiểm tra chất lượng kiểm đếm hàng tồn kho và lập kế hoạch sản xuất; Dịch vụ khách hàng: RPA được sử dụng để tự động hoá các tác vụ như trả lời câu hỏi, xử lý khiếu nại và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật; Bán lẻ: RPA được sử dụng để tự động hoá các tác vụ như xử lý đơn hàng, quản lý hàng tồn kho và giao hàng; Y tế: RPA được sử dụng để tự động hoá các tác vụ như nhập dữ liệu, lập hồ sơ bệnh án và quản lý đơn thuốc; Logistic: RPA được sử dụng để tự động hoá các tác vụ như theo dõi vận chuyển, quản lý kho hàng và xử lý hàng hoá; Hành chính công: RPA được sử dụng để tự động hoá các tác vụ như xử lý hồ sơ, cấp phép và thanh toán phúc lợi.
Lợi ích của công nghệ RPA mang lại là rất lớn. RPA có thể giúp các đơn vị tăng hiệu quả sản xuất tối ưu hoá nguồn nhân lực bằng cách thay thế các thao tác lặp đi lặp lại của con người bằng hệ thống máy tính, tập trung cho các hoạt động sản xuất sáng tạo ra các giá trị mới. Giảm chi phí nhân công, thời gian và lỗi. Cải thiện chất lượng sản phẩm và các dịch vụ bằng cách giảm thiểu lỗi. Tăng cường bảo mật bằng cách tự động hoá các tác vụ nhạy cảm và quan trọng nhất là “giải phóng” nhân viên để tập trung vào các nhiệm vụ sáng tạo và mang lại giá trị cao hơn.
Có thể nói, RPA là một công nghệ có tiềm năng cách mạng hóa cách thức hoạt động của các doanh nghiệp. Khi RPA tiếp tục phát triển, RPA có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa ở các nhiều khía cạnh của EVN/EVNNPT và CPMB trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với lĩnh vực quản lý ĐTXD, EVN/EVNNPT là một trong những đơn vị tiên phong, tin học hoá, số hoá trong công tác quản lý ĐTXD và đã có những thành tự nhất định: phần mềm IMIS quản lý ĐTXD dùng chung toàn tập đoàn, số hoá NKTC, BBNT, quản lý các thông tin liên quan đến quy trình quản lý ĐTXD. Trong lĩnh vực ĐTXD, cũng đã có ứng dụng AI trong các công tác giám sát thi công bằng hình ảnh… đảm bảo chất lượng công trình, quá trình thi công. Các ứng dụng dùng chung này đang được EVNNPT/CPMB sử dụng để phục vụ công tác quản lý điều hành. Tuy nhiên, trong lĩnh vực quản lý chung liên quan đến quá trình thực hiện dự án ĐTXD thì chưa có nghiên cứu hay ứng dụng RPA/AI được đưa vào.
Hiện tại, EVNNPT/CPMB đã sử dụng các ứng dụng CNTT trong công tác quản lý dự án ĐTXD như phần mềm IMIS, Portal: Toàn bộ thông tin liên quan đến các quy trình trong quản lý ĐTXD đã được cập nhật trên phần mềm; Một số quy trình trong công tác quản lý đã được số hoá, giảm thiểu giấy tờ, đảm bảo việc lưu trữ, có sự tham gia của các bên; Phần mềm đã cung cấp các biểu báo cáo theo quy định, biểu mẫu; Phần mềm đã hỗ trợ được đơn vị rất nhiều trong công tác giám sát theo dõi. Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế như phát sinh nhiều công việc cập nhật trên phần mềm, lặp đi lặp lại gây nhàm chán, CBNV mất tập trung trong nghiên cứu chuyên môn, các số liệu do người dùng cập nhật có thể không chính xác hoặc thiếu, các báo cáo trên phần mềm đôi khi không chính xác hoặc không đủ thông tin do các lỗi liên quan đến nhập liệu, thông tin trên phần mềm còn rời rạc, ở dạng thô, chưa có phân tích đánh giá cho người dùng, người dùng vẫn phải tìm kiếm thông tin liên quan đến dự án theo từng nghiệp vụ, hạng mục và chi tiết.
Các hành động lặp đi lặp lại sau khi nghiên cứu xác định sẽ được tự động hoá bởi hệ thống máy tính, thay thế con người, chạy định kì theo cấu hình của người dùng. Từ đó, đảm bảo thông tin của dự án sẽ được cập nhật đầy đủ, tránh gây ra các vấn đề có tính chủ quan của con người như quên hoặc thiếu. Thông báo tới người có trách nhiệm, khi dữ liệu không được cập nhật đầy đủ. Đồng bộ hóa dữ liệu: hỗ trợ đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống quản lý dự án khác nhau. Ví dụ, nếu có sử dụng nhiều hệ thống quản lý dự án song song, có thể tự động sao chép và cập nhật thông tin giữa các hệ thống này, đảm bảo tính nhất quán và chính xác của dữ liệu: Cập nhật qua lại trao đổi thông tin giữa các phần mềm có thông tin chung (nếu có) ví dụ: Đấu thầu của IMIS – web đấu thầu – mua sắm công, quản lý các hạng mục IMIS – Microsoft Project…
Do đó, triển khai ứng dụng RPA để xử lý vấn đề trên, góp phần xây dựng trợ lý ảo thông minh phục vụ cho công tác quản lý điều hành dự án truyền tải điện là xu hướng tất yếu. Bài viết tìm hiểu rõ hơn về RPA và các ứng dụng mang lại
Tự động hoá quy trình bằng Rô-bốt (RPA)
Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt (RPA) là một ứng dụng công nghệ, được điều chỉnh bởi logic kinh doanh và đầu vào có cấu trúc, nhằm mục đích tự động hóa các quy trình của đơn vị. Khi sử dụng các công cụ RPA, một đơn vị có thể định cấu hình phần mềm hoặc ‘rô-bốt’ để nắm bắt và giải thích các ứng dụng để xử lý giao dịch, thao tác dữ liệu, kích hoạt phản hồi và giao tiếp với các hệ thống kỹ thuật số khác. Các kịch bản RPA bao gồm từ tạo phản hồi tự động cho email đến triển khai hàng nghìn bot, mỗi bot được lập trình để tự động hóa các công việc mong muốn của đơn vị.
Lợi ích của RPA
RPA cung cấp cho đơn vị khả năng giảm chi phí nhân sự và lỗi thao tác. Nhân viên của bạn làm việc những công việc khó hơn và sử dụng rô-bốt để xử lý các nhiệm vụ có tính chất lặp đi lặp lại. Bot RPA thường có chi phí thấp và dễ triển khai, không yêu cầu phần mềm tùy chỉnh hoặc tích hợp hệ thống sâu. Những đặc điểm như vậy là rất quan trọng khi EVNNPT nghiên cứu và khai thác nó trong các lĩnh vực của mình quan tâm. Theo nghiên cứu, khi được cấu hình phù hợp, rô-bốt phần mềm có thể tăng khả năng làm việc của nhóm từ 35% đến 50%. Việc tự động hóa các tác vụ như vậy cũng có thể cải thiện độ chính xác bằng cách loại bỏ khả năng xảy ra lỗi của con người, chẳng hạn như chuyển đổi số trong khi nhập dữ liệu.
Bên cạnh dó, EVNNPT cũng có thể tăng cường nỗ lực tự động hóa của mình bằng cách đưa vào RPA các công nghệ nhận thức như ML, nhận dạng giọng nói và xử lý ngôn ngữ tự nhiên, tự động hóa các tác vụ cấp cao hơn mà trước đây đòi hỏi khả năng nhận thức và phán đoán của con người. Và thực nghiệm đã chúng minh, việc triển khai RPA như vậy, trong đó có thể tự động hóa tối đa 15 đến 20 bước, là một phần của chuỗi giá trị được gọi là tự động hóa thông minh (IA).
Quét dữ liệu
Các API không thể cung cấp dữ liệu từ hầu hết các ứng dụng hiện có. Tuy nhiên, các nền tảng Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt cung cấp các cơ chế khác để lấy dữ liệu – đó là cơ chế quét dữ liệu.
Quét dữ liệu cho phép Tự động hóa quy trình bằng rô-bốt trích xuất dữ liệu có cấu trúc từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các trang web, cơ sở dữ liệu và bảng tính. Các bot quét dữ liệu cũng phân tích cú pháp và cấu trúc lại dữ liệu để sử dụng trong các ứng dụng khác. Tầm quan trọng của quét dữ liệu là khả năng tự động hóa các tác vụ trích xuất và xử lý dữ liệu. Việc lấy dữ liệu từ các ứng dụng hiện có chưa đạt hiệu quả cao và gây lãng phí thời gian. Việc trích xuất dữ liệu theo cách thủ công  để tạo ra các báo cáo cũng có thể dễ bị lỗi dẫn đến chất ượng báo cáo không cao, chỉ là thông tin nhưng chưa được tự động hóa và phân tích dữ liệu. Giá trị của việc thu thập sẽ góp phần vào việc quyết định khai thác dữ liệu và thúc đẩy quá trình học máy.
Quét dữ liệu cũng cho phép thu thập và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn bên ngoài. Nhiều nguồn dữ liệu không có sẵn ở dạng phù hợp để nhập trực tiếp vào kho dữ liệu. Quét dữ liệu là một tính năng RPA quan trọng đối. Khai thác và xử lý dữ liệu tự động sẽ loại bỏ đáng kể nỗ lực lãng phí đồng thời cho phép thu thập nhiều loại dữ liệu hơn để tự động hóa quy trình và phân tích.
Quét màn hình
Quét màn hình được coi là một tập hợp con của quét dữ liệu nhưng nó có một số đặc điểm cụ thể. Dưới sự kiểm soát của RPA, quét màn hình là quá trình thu thập dữ liệu có trên màn hình theo chương trình. Màn hình có thể từ một ứng dụng, trang web, phiên cuối hoặc tài liệu kỹ thuật số được hiển thị.
Quét màn hình là một kỹ thuật quan trọng được sử dụng trong RPA để trích xuất dữ liệu từ các hệ thống cũ hoặc giao diện người dùng thiếu API hoặc định dạng dữ liệu có cấu trúc phù hợp. Điều này sẽ loại bỏ nhiều trường hợp nhập liệu thủ công và có thể loại bỏ sự can thiệp của con người vào một số quy trình. Với quét màn hình, các bot RPA có thể tương tác với các ứng dụng hoặc trang web cũ giống như cách người dùng thực hiện và trích xuất dữ liệu từ các hệ thống đó mà không yêu cầu bất kỳ tích hợp hoặc quyền truy cập đặc biệt nào.
Nhận dạng ký tự quang học
Nhận dạng ký tự quang học (OCR) cung cấp khả năng chuyển đổi văn bản hình ảnh thành văn bản do máy mã hóa. Nguồn có thể là tệp hình ảnh được tạo bằng kỹ thuật số hoặc bản quét của tài liệu được đánh máy, viết tay hoặc in. QCR được nhúng vào giải pháp RPA, nhưng không thể chính xác 100% . Do đó,  việc xác minh thủ công dữ liệu quan trọng phải là một bước của quy trình. Dẫn đến việc cân nhắc sử dụng QCR phù hợp.
Kiến trúc RPA của EVNNPT
Sơ đồ sau minh họa cách RPA tích hợp các ứng dụng, nguồn dữ liệu, tệp điện tử và tài liệu vào các quy trình tại EVNNPT.
Do đó, để hiểu hết được lợi ích của công nghệ RPA mang lại; góp phần giúp các đơn vị tăng hiệu quả sản xuất tối ưu hoá nguồn nhân lực bằng cách thay thế các thao tác lặp đi lặp lại của con người bằng hệ thống máy tính là xu hướng tất yếu. Việc chúng ta cần làm là nghiên cứu và áp dụng nó để RPA tiếp tục phát triển và có thể hỗ trợ nhiều hơn nữa ở các nhiều khía cạnh của EVN/EVNNPT và CPMB trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Theo EVNNPT  

Cùng chuyên mục

Nhiệt điện than và quá trình chuyển đổi xanh

04/12/2024

Sản xuất và cung ứng “điện xanh” là chủ trương lớn của Chính phủ tiến tới đưa phát thải ròng về “0” - tức là đưa phát thải khí carbon về “0” (Net zero). Để thực hiện mục tiêu này, kể từ sau cam kết tại COP26 (vào năm 2021), Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, trọng tâm là chuyển đổi số, phát triển kinh tế xanh và chuyển đổi năng lượng sạch.

  • 0
  • 0

giá điện sinh hoạt

Mức sử dụng trong tháng Giá (đồng/kWh)
Bậc 1: Cho kWh từ 0 - 50 1.893
Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.956
Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 2.271
Bậc 4: Cho kWh từ 201 - 300 2.860
Bậc 5 Cho kWh từ 301 - 400 3.197
Bậc 6: Cho kWh từ 401 trở lên 3.302